menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn Anh Tuấn

Fed sẽ nới lỏng hơn, nhưng cần cẩn trọng lạm phát

Tại Hội nghị thường niên của các nhà ngân hàng trung ương do Fed tổ chức vào thứ Năm (27/8), Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến sẽ đưa ra một lộ trình rõ ràng về chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên giới ch

Sẽ nới lỏng hơn

Tại Hội nghị thường niên của các nhà ngân hàng trung ương năm nay (nhiều khả năng sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến vì đại dịch Covid-19), Chủ tịch Fed sẽ phải đối mặt với sự không chắc chắn đối với tăng trưởng kinh tế lớn hơn bao giờ hết xuất phát từ đại dịch coronavirrus.

Theo các chuyên gia, sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế ngày càng tăng sẽ gây khó khăn cho chi tiêu hộ gia đình, đầu tư kinh doanh và sản lượng nhà máy, từ đó có thể gây thêm áp lực lên Fed trong việc phải có thêm các giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế. “Khi mức độ không chắc chắn cao, điều đó có nghĩa là chính sách kém hiệu quả hơn”, Nicholas Bloom - Giáo sư kinh tế tại Đại học Stanford cho biết. “Để đạt được mục đích, bạn sẽ cần nhiều đôla hơn nữa”.

Một nghiên cứu mới được Fed công bố vào tuần trước cũng cho thấy rằng “những cú sốc không chắc chắn” ngày càng tích tụ theo thời gian, do đó nhiều cú sốc liên tiếp sẽ giáng một đòn mạnh hơn nhiều vào triển vọng kinh tế so với từng cú sốc riêng biệt. Các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng lo ngại hiện đang có nhiều ẩn số làm gia tăng áp lực suy giảm tăng trưởng.

“Sự không chắc chắn là khá cao và tôi nghĩ rằng sự không chắc chắn có ý nghĩa rất lớn đối với những thành viên trong nền kinh tế, và do đó đối với chính nền kinh tế”, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết vào đầu tháng này. “Nhiều lĩnh vực dường như bị đóng băng bởi sự không chắc chắn hiện nay”.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể sử dụng bài phát biểu của mình vào thứ Năm tới để vạch ra một lộ trình rõ ràng về chính sách tiền tệ của Fed.

Do lạm phát và lãi suất thấp đã khiến cho các công cụ thông thường của Fed kém hiệu quả hơn trước, nên các nhà hoạch định chính sách của Fed hiện đang cân nhắc về việc có nên cố gắng bù đắp lạm phát yếu trong thời gian dài bằng các giai đoạn lạm phát cao hơn hay không, một cách tiếp cận được gọi là lạm phát mục tiêu trung bình. Họ cũng đã thảo luận về việc giữ lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài và sẽ không tăng lãi suất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp, vốn đang ở mức 10,2% vào tháng 7, giảm xuống một mức cụ thể. Điểm chung của cả hai thay đổi này đều có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cẩn trọng lạm phát

Tuy nhiên Peter Boockvar - Giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group cảnh báo lạm phát đang có dấu hiệu quay lại cho dù Fed có nới lỏng thêm hay không. “Fed và bất kỳ ngân hàng trung ương nào luôn phải cẩn thận về những gì họ mong muốn lạm phát cao hơn”, Peter Boockvar cảnh báo.

Theo vị chuyên gia này, khi vắcxin ngăn ngừa coronavirus được tìm thấy, nhu cầu sẽ phục hồi nhanh chóng do mọi người cố gắng quay lại cách sống trước đây. “Họ lại muốn đi ăn tối và làm những công việc trước đây. Điều đó lại được kết hợp với sự biến động của chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn mức mà Fed mong muốn”.

Trên thực tế, sau khi suy giảm kỷ lục trong quý trước, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy một số dấu hiệu tăng trưởng trở lại, với doanh số bán nhà hiện tại tăng mạnh trong tháng 7 và một cuộc khảo sát rộng rãi cho thấy hoạt động kinh doanh đang khởi sắc trở lại. Các dữ liệu được công bố mới đây cũng cho thấy, số lượt ghé qua cửa hàng bán lẻ và việc làm trong các ngành công nghiệp đã tăng cao hơn trong những tuần gần đây. Dữ liệu từ JP Morgan cũng cho thấy chi tiêu qua thẻ tín dụng cũng tăng.

Sự cải thiện trong các dữ liệu kinh tế gần đây, cùng với sự chậm lại của các đợt lây nhiễm mới kể từ giữa tháng 7 đã khiến một số nhà kinh tế kỳ vọng sự phục hồi có thể nhanh hơn nhiều so với dự kiến và điều đó có thể đẩy lạm phát tăng.

Boockvar, người đã dành phần lớn thời gian của năm 2020 để theo dõi lạm phát, dự đoán một sự phục hồi mạnh về lạm phát có thể thành hiện thực vào cuối năm nay hoặc năm sau. “Lạm phát, tôi nghĩ, sẽ khiến mọi người ngạc nhiên”, ông nói.

Lấy ví dụ về lạm phát bên cung, ông dự báo các khoản phụ phí vận chuyển của FedEx và UPS sẽ tăng vào khoảng Giáng sinh, trong khi giá ô tô đã qua sử dụng cũng sẽ tăng vọt do nhà máy ngừng hoạt động… Nếu cơn gió ngược lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn, ông cảnh báo, điều đó sẽ gây hại cho nền kinh tế và thị trường tài chính. “Lạm phát cao hơn thường đi kèm với chi phí sinh hoạt cao hơn, sức mua của người tiêu dùng trung bình giảm và lãi suất cũng cao hơn”, ông cho biết.

Tuy nhiên với thị trường cổ phiếu, Boockvar khuyên các nhà đầu tư nên xem xét một số cái tên có thể được hưởng lợi từ lạm phát cao hơn. “Đó là lĩnh vực hàng hóa như năng lượng, nông nghiệp, kim loại công nghiệp, vàng và bạc - thậm chí có thể là cổ phiếu ngân hàng nếu đường cong lợi suất tăng, như tôi mong đợi”, Boockvar nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả