menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tô Mai Hương

Fed có “siết chặt” chính sách?

Trong thời gian tới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tổ chức một cuộc họp quy mô lớn nhằm thảo luận về khả năng “siết chặt” chính sách trong tương lai gần và sẽ được điều hành bởi một Ủy ban hoạch định chính sách.

Các thị trường trên thế giới hầu hết đang kỳ vọng Fed cần phải điều chỉnh hoặc sớm ban hành các chính sách nhằm tránh khả năng gây ra lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế, vốn đã và đang lâm vào tình trạng tồi tệ do đại dịch Covid gây ra. Dự kiến, ngay trong cuộc họp, các quan chức sẽ đưa ra dự báo của họ về vòng quay tương lai của lãi suất cũng như tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Tuy nhiên, Fed cần phải nhất quán hơn trong nội bộ cơ quan điều hành chính sách do vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các quan chức. Điều này cho thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa những người cho rằng thời điểm hiện tại là thích hợp để bắt đầu thắt chặt chính sách và những người mong muốn chờ đợi thêm thời gian.

Ông Robert Kaplan, Chủ tịch Fed Dallas ủng hộ quan điểm “thắt chặt” và cho biết có thể ngay trong tháng tới, Ngân hàng Trung ương Dallas sẽ đưa ra thông báo bắt đầu thắt chặt dây cương chính sách của mình. Với một số tín hiệu khả quan như hiện nay, nền kinh tế có thể chịu đựng được ngay cả khi Fed tiến hành giảm bớt các chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Robert Kaplan cũng bày tỏ mối lo ngại về lạm phát với việc "chấp nhận rủi ro quá mức" đã dẫn đến "sự méo mó" trên thị trường tài chính, đặc biệt là trong trái phiếu. Lạm phát đã ở mức cao nhất nhiều kỳ vào năm 2021, giá khí đốt và giá nhà ở tăng cao đang ảnh hưởng đến các cộng đồng có thu nhập thấp hơn.

Bà Esther George, Chủ tịch Fed ở thành phố Kansas, cũng bày tỏ quan điểm tương tự rằng sẽ sớm bắt đầu giảm bớt và thắt chặt chính sách hỗ trợ tại bang mình. Mặc dù các trường hợp Covid đang gia tăng và biến thể Delta của nó đang là một mối quan ngại, nhưng chúng dường như không có nhiều tác động đến nền kinh tế theo nghĩa rộng. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang học cách thích nghi và dần tiếp tục cuộc sống của họ, tuy điều này không hề đơn giản và bằng phẳng, nhưng mọi thứ đều phải phù hợp các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ phải điều chỉnh để thích ứng với thực tế đó.

Một số quan điểm cho rằng, chính sách cực kỳ lỏng lẻo của Fed đang gây ra nhiều tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ.

Ông Greg Valliere, một chuyên gia về chính sách tại AGF Investments cho biết, mặc dù đã nổ ra rất nhiều cuộc tranh cãi mà chủ yếu liên quan giữa các Chủ tịch của các bang là Dallas và Boston, nhưng có vẻ điều này cũng không mấy tác động đến chính sách của Fed.

Phố Wall và các nhà đầu tư cho rằng, Fed ít nhất phải thống nhất trong cách tiếp cận chính sách tiền tệ của mình để thiết lập lãi suất và các động thái liên quan có tác động đến thị trường. Sau đó, cần phải có được sự tín nhiệm của công chúng vào thời điểm mà niềm tin vào các thể chế của Washington đã sụt giảm, cộng thêm những sai lầm về rủi ro đạo đức có thể gây ra hậu quả, đặc biệt là vào thời điểm tế nhị như hiện nay. Trên thực tế, sau cuộc khủng hoảng tài chính, Fed đã không thực hiện một cách tổng thể khi đưa ra các quy tắc nội bộ để đảm bảo rằng tránh được các loại xung đột phát sinh trong cuộc khủng hoảng.

Về phần mình, Fed biện minh rằng hiện đang tuân theo các quy tắc đối với các cơ quan chính phủ khác và cũng đã ban hành các quy tắc bổ sung. Tuy nhiên, mới đây Chủ tịch Jerome Powell đã chỉ đạo các nhân viên của Fed cần phải “có cái nhìn mới mẻ và toàn diện về các quy tắc đạo đức xung quanh các hoạt động và nắm giữ tài chính được phép của các quan chức cấp cao của Fed”. Đánh giá này sẽ hỗ trợ xác định các cách để thắt chặt hơn nữa các quy tắc và tiêu chuẩn đó. Hội đồng sẽ thực hiện các thay đổi, nếu thích hợp và bất kỳ thay đổi nào sẽ được bổ sung vào quy tắc ứng xử của Fed.

Ngân hàng trung ương đang chuẩn bị thực hiện các bước đầu tiên để bình thường hóa chính sách một lần nữa, sau khi cắt giảm lãi suất chuẩn xuống 0 và tăng gấp đôi quy mô bảng cân đối kế toán thông qua hơn 4 nghìn tỷ USD mua trái phiếu.

Các quan điểm về chính sách của các quan chức Fed vẫn đang tiếp tục bị chia rẽ. Theo báo cáo phân tích của Goldman Sachs, có tới 6 quan chức đã tuyên bố công khai ủng hộ vấn đề giảm bớt việc mua tài sản trong khi đó một số quan chức khác lại bày tỏ quan điểm phản đối.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại