FED bất ngờ hạ lãi suất do COVID-19: Liệu có kịp thời?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định cắt giảm mạnh lãi suất khẩn cấp dù chưa tới phiên họp để đối phó với dịch COVID-19.
Trong thông báo đưa ra, FED cho biết đã cắt giảm lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống mức mục tiêu là 1,25%-1,5%. Động thái này được cho là để ngăn khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Mặc dù các yếu tố nền tảng của kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng gây sức ép đến hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh các rủi ro này tồn tại, để duy trì ổn định giá và tối đa hóa việc làm cho người dân, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) hôm nay quyết định hạ lãi suất tham chiếu.
Bên cạnh việc FED hạ lãi suất,Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố Washington sẽ cân nhắc mọi phương án khi tình hình tiến triểnđể hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chủ tịch FED Jerome Powell cũng tin rằng động thái này sẽ tạo lực đẩy cho nền kinh tế giảm bớt tác động từ dịch bệnh.Ngay sau khi quyết định cắt giảm lãi suất được FED công bố, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản ứng tích cực. Chỉ số S&P 500 đã tăng 38,33 điểm, tương đương 1,24%. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ sốNasdaqComposite lần lượt tăng 1,2% và 1,12%.
Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao của Bankrate.com cho biết, thông thường, FED sẽ cắt giảm lãisuấtkhẩn cấp khi thị trường đangtrong thời kỳ căng thẳng như thời kì diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chính vì vậy, đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà hoạt định chính sách của FED đã chú ý hơn đối với các rủi ro bên ngoài khác có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế.
FED đang coi dịch COVID-19 là một trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Tổng thống Donald Trump thừa nhận dịch COVID-19 là một cuộc chiến mới có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Mỹ.Goldman Sachs đã giảm mức dự báo tăng trưởng xuống còn 1,2%, thấp hơn 0,2 điểm % so với con số trước đó. Vào quý 4/2019, mức tăng trưởng của Mỹ ghi nhận được là 2,1%, cả năm 2019 là 2,3%.
Giả sử tăng trưởng chậm lại đến giữa mức của phạm vi này, điều đó có nghĩa là tăng trưởng trong tháng 3/2020 của Mỹ thực sự giảm gần 2,0% so với tốc độ hàng năm.Thông thường,tăng trưởng Mỹ suy yếu ngoài các cuộc suy thoái kinh tế hầu như do diễn biến thời tiết cực đoan như cơn bão Katrina và Andrew năm 2014.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những công cụ của FED dường như không đủ để đối phó với một cuộc khủng hoảng sức khỏenhư dịch COVID-19.Thị trường muốn biết dịch cúm này sẽkéo dài bao lâuvà FED không thể trả lời câu hỏinày. Các nhà đầu tư cần nhiều hành động hơn mạnh mẽ hơn từ phía chính quyền Tổng thống Trump.
Vì vậy, việc Fed lại cắt giảm lãi suất sẽ không hiệu quả do dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nguồn cung hơn là nhu cầu và nếu hành động như vậy ở thời điểm hiện tại sẽ tác động tiêu cực tới khả năng ứng phó của FED đối với tình huống kinh tế suy giảm do chi tiêu dùng giảm sút.
Hiện tại, những tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra đến nền kinh tế Mỹ bắt đầu trở nên rõ ràng hơn. Nhiều công ty lớn tại đây đang phải gánh chịu những tổn thất ngày càng nặng nề khinhững khó khăn họ trải qua trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Chính vì vậy, đây là lý do phản ứng tích cực của thị trường đối với việc FED giảm lãi suất là ngắn ngủi. Cụ thể, cho đến giữa phiên, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ quay đầu giảm gần 1%, trong khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm xác lập mức thấp kỷ lục mới.Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng không mấy khởi sắc. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 không thay đổi trong khi chỉ số Topix giảm 0,52%.
Giới phân tích nhận định, nếu dịch bệnh kết thúc mà không có những “rào cản” đối với tăng trưởng kinh tế thì nền kinh tế Mỹ sẽ có thể phục hồi mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.Ngoài ra, thay vì đưa ra các biện pháp ứng phó đơn lẻ, các quan chức ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính các nước cũng có thể cùng "chung tay" hành động để
Thông qua nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - để đạt hiệu quả hơn trong nỗ lực hỗ trợ các nền kinh tế ứng phó những tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận