Facebook chính là vấn đề lớn nhất của đồng Libra
Đồng tiền ảo của Facebook đang tạo ra một viễn cảnh mọi người dùng trên thế giới có một công cụ thanh toán hiệu quả. Nhưng điều cản trở đồng tiền này lại là tổ chức sáng lập.
Theo CNN Money, đồng Libra của Facebook đang được coi là một hướng đi mới của ngành tài chính trong tương lai.
Thử tưởng tượng, mọi người dùng sẽ dùng chung một đồng tiền cho các hoạt động thanh toán của mình. Đồng tiền này lại nằm sẵn trong điện thoại chi phí vận hành rẻ hơn nhiều các dịch vụ ngân hàng. Với hơn 2,4 tỷ người dùng, không một dịch vụ nào trên thế giới có khả năng tiếp cận khách hàng nhanh như Facebook.
Nhưng chính vì do một mạng xã hội đứng sau mà nhiều người lại tỏ ra quan ngại.
Trong tuần trước, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều đưa ra những chỉ trích với Facebook. Theo ông Sherrod Brown, thành viên cấp cao của Uỷ ban Thượng viện và Đảng dân chủ ở Ohio: “Ở đây luôn bao trùm cảm nhận không tin vào Facebook”.
Chuyện không tin tưởng Facebook là điều dễ hiểu, vì họ đã dính vào nhiều bê bối gồm rò rỉ dữ liệu, tạo ra tác động tới kết quả bẩu cừ, lan truyền tin giả... Đồng Libra lại do Facebook tạo ra, quyền chi phối nằm trong tay Facebook. Chỉ phần nhỏ quyền lực trong tay một nhóm có trụ sở ở Thuỵ Sĩ.
Ông Phil Liu, Giám đốc pháp lý của công ty quản lý đầu tư tài sản số Arca cho rằng: “Chính các công ty công nghệ đã tạo ra suy nghĩ rằng họ đi đến đâu cũng có thể làm điều họ muốn và luật sẽ được sửa theo ý họ. Nhưng thực tế thì họ không cần phải làm việc với các nhà lập pháp ở các nước để làm thế”.
Các nhà quản lý ở Mỹ thì lo ngại nếu Facebook áp dụng tiền kỹ thuật số nhanh chóng trên toàn thế giới thì điều này sẽ gây ra các xáo trộn trong dự trữ ngoại hối của các nước. Đồng USD có thể mất đi vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Các đồng tiền ảo khác trên thế giới như Bitcoin, Ethererum có người dùng nhưng vẫn chỉ là nhóm nhỏ. Còn Facebook họ đã có sẵn cả WhatsApp, Messenger, Instagram… Công ty này còn là chuyên gia trong việc giúp người dùng có trải nghiệm đơn giản nhất khi dùng dịch vụ. Vậy nên để có hàng tỷ người dùng đồng tiền Libra không phải là khó.
Và nếu ai cũng dùng đồng Libra, vai trò của đồng tiền này có thể vượt qua cả đồng tiền chính thức của một nước nào đó. Và khả năng điều chỉnh thị trường bằng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Sherrod Brown dẫn lại lời người đứng đầu Facebook Mark Zuckerberg rằng: “Facebook có thể giống một chính phủ hơn một quốc gia, nhưng lại không ai bầu ông Zuckerberg. Họ không điều hành một chính phủ, họ đang điều hành một phòng thí nghiệm vì lợi nhuận”.
Facebook thì lập luận họ không có quyền chi phối với Libra. Minh chứng cho việc này là Hiệp hội Libra được đặt trụ sở ở Thuỵ Sĩ sẽ làm nhiệm vụ quản lý đồng tiền và một công ty không có quyền lực nào ở quốc gia đó.
Còn David Marcus, Giám đốc điều hành Facebook đã trả lời với các nhà lập pháp Mỹ rằng hiệp hội ở Thuỵ Sĩ sẽ đi làm việc với ngân hàng trung ương các nước để Libra không cạnh tranh với các đồng tiền ở nước đó.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell vẫn bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về đồng tiền của Facebook. Cả Hội đồng giám sát ổn định tài chính của Fed và Bộ Tài chính Mỹ đã lập các nhóm làm việc để đánh giá khả năng Libra sẽ trở thành loại tiền tệ và những nguy cơ kèm theo.
Một đại diện Facebook cho biết họ chỉ cung cấp Libra ra thị trường khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của luật. Điều này đồng nghĩa với việc Facebook sẽ không phát hành ví điện tử hoặc các công cụ khác để người dùng sử dụng đồng tiền này.
Nhưng không phát hành ra thị trường thì không có nghĩa là Libra không được ra mắt. Nhưng dù có ra mắt mà không có người dùng nào thì Facebook cũng không thể thu lãi vì không ai mua vào đồng tiền này.
Mối quan hệ giữa Facebook và các cơ quan lập pháp đang trở nên phức tạp hơn. Facebook cần luật ủng hộ đưa đồng tiền của họ ra thị trường. Còn chính phủ sẽ thu được nhiều tiền của Facebook.
Lợi ích cho cả hai là rõ ràng. Nhưng tin Facebook vẫn là điều không thể. Càng khó để thuyết phục người dùng cho phép Facebook tiếp cận trực tiếp tài khoản ngân hàng. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Maxine Waters đã đưa vào dự thảo luật, cấm các nền tảng Internet lớn tham gia vào tiền ảo.
Nhưng cấm như vậy lại thành không cấm Hiệp hội Libra. Hiệp hội quản lý đồng tiền này không phải là nền tảng Internet.
Ông Phil Liu cũng không cho rằng dự luật sẽ khả thi vì: “Hiện nay mọi người hoàn toàn có thể coi JPMorgan là công ty công nghệ khi họ có nhiều lập trình viên hơn Facebook và có cả nền tảng tài chính trực tuyến riêng của mình. Tôi không nghĩ dự luật sẽ được thông qua”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận