F0 lại ào ạt ra nhập thị trường - Đây là F0 hay Fn?
Đêm qua đọc tin lại thêm một số liệu bất ngờ, nhưng thật ra số tài khoản mở mới tháng 05/2022 không làm mình bất ngờ bằng số tháng 04/2022 vì lần bất ngờ này đã đoán trước điều này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là user rác hay thật đây có phải là F0 hay Fn nào?
Với số tháng 05/2022, tổng tài khoản trên TTCK VN đã chiếm 5.7% quy mô dân số, vượt mục tiêu 2025 của Chính phủ đặt ra và đi còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng số tài khoản của TTCK Đài Loan giai đoạn 1985 – 1990. Nhìn thấy thích nhỉ, nó cũng giống như số lượng hơn 1,700 cổ phiếu trên TTCK VN phải gọi là “tự hào” so với TTCK Thái Lan và TTCK Đài Loan với số lượng “bé” hơn VN, trong khi đó giá trị vốn hóa của TTCK VN thì…
Năm 2021, số lượng tài khoản mở mới cũng tăng trưởng như Thánh Gióng và kèm theo đó là thanh khoản thị trường cũng vun vút. Tuy nhiên, điều lạ là tốc độ tăng trưởng tài khoản mở mới 2022 lại cao hơn so với đầu năm 2021, nhưng thanh khoản thì lại TÈO NẶNG.
Theo số liệu phân tích của tôi, thời gian nộp tiền và có phát sinh giao dịch kể từ khi mở tài khoản đã giảm đi rất nhiều so với các tháng trước, đặc biệt là thời gian nộp tiền vào tài khoản kể từ thời điểm mở tài khoản với mức trung bình 3 ngày là đã nộp tiền vào sau khi mở tài khoản. Vậy thì với số tài khoản mở mới gia tăng như hiện nay thì đáng lý ra là thanh khoản của thị trường phải rất tốt chứ nhỉ, nếu không muốn tôi nói là cực kỳ rất tốt vì số tài khoản mở mới tăng trưởng kỷ lục.
Cứ làm 1 phép toán đơn giản thế này nhé, chúng ta có tổng 5.6 triệu tài khoản, có phát sinh giao dịch chiếm đâu đó 20%, tương đương là hơn 1.1 triệu tài khoản. Thanh khoản trung bình tháng 05 khoảng dưới 12,000 tỷ. Vậy thì, mỗi tài khoản trade tương đương 10 triệu VND trong tháng 05/2022. Cũng cùng với cách tính đó thì giá trị giao dịch trên 1 tài khoản trong năm 2021 là 25 triệu VND/tài khoản.
Theo kinh nghiệm thực tế, thị trường ở giai đoạn thanh khoản thấp thì nhỏ lẻ lại càng không giao dịch gì mấy. Ở các công ty chứng khoán vốn vừa và nhỏ thì chắc chủ yếu ăn từ các giao dịch cho vay margin lớn. Vậy thì, số tài khoản mới này đa số là gì? RÁC à, chúng tôi thường định nghĩa tài khoản rác là tài khoản mở cho vui, không có phát sinh giao dịch, điều này có khả năng lắm chứ nhỉ. Với cái kiểu eKYC ra đời và có tài khoản bank thì auto có tài khoản chứng khoán như hiện nay thì kiểu gì mà chả phát sinh 1 nùi. Chưa kể, thị trường xuất hiện một vài công ty chứng khoán lớn mới nổi cùng với hội anh em môi giới tìm đến nơi chân trời mới nhằm tìm cách về lại bờ thì cũng phát sinh thêm 1 nùi, nghĩa là bình mới nhưng rượu vẫn thế.
Trong giai đoạn này, áp lực lớn nhất là anh em Digital nếu có chỉ tiêu active, vì mẫu số tăng mà tử số không tăng thì anh em active đói mem. Rồi chưa kể bắt đầu một áp lực chỉ tiêu KPI mới của các công ty chứng khoán đặt ra để chạy theo trend đó là tăng số tài khoản mở mới. Hãy kinh nghiệm cùng nhìn lại câu chuyện của Ngân hàng Wells Fargo năm 2011 (chi tiết: https://vietnamfinance.vn/cau-chuyen-kinh-doanh-wells...) với việc lợi dụng thông tin khách hàng để mở ra lượng lớn tài khoản MA và họ đã phải trả giá đắt trong nhiều năm qua. Hy vọng VN không có tình trạng tương tự.
Bigdata là tốt nhưng nên nhớ để làm sience data từ người dùng thì bạn đã phải qua bước làm sạch data rồi, vì data ở VN có rất nhiều rác. Cũng như tôi nói với sếp tôi rằng mở tệp khách hàng, nhưng hãy mở tệp khách hàng có nhu cầu thật và active được từ 12-20%, chưa kể sản phẩm yếu mà mang đóng rác về có khai thác được đâu thì mang về làm gì, tốn phí cho anh em bộ phân chăm sóc khách hàng làm việc miệt mài mà không ra số cho công ty.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận