24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thúy Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

EVS Research: TTCK cân bằng quanh vùng 1.190-1.257 điểm trong tháng 10

EVS khuyến nghị NĐT nên cẩn trọng trong giai đoạn tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 10 do đây là giai đoạn thị trường có thể sẽ có nhiều biến động bất thường...

Thanh khoản suy giảm khi nhà đầu tư chưa thích ứng được với quy định T+2. EVS Research nhận định, thị trường đang tìm kiếm điểm cân bằng và sẽ sideways quanh vùng 1.190-1.257 điểm.

Với việc số liệu lạm phát vượt ra ngoài kỳ vọng của nhiều chuyên gia, FED đã quyết định nâng lãi suất 0,75% trong cuộc họp tháng 9 – lần thứ 3 trong lịch sử và để ngỏ mức tăng 1,25% trong quý 4/2022 nếu tình hình lạm phát vẫn tồi tệ.

Ngoài ra, một số dự báo quan trọng như: Dự báo mức đỉnh lãi suất có thể lên 4,4% từ nay tới cuối năm và giảm dần về ngưỡng mục tiêu dài hạn 2,5% vào 2024; Dự báo thị trường việc làm sẽ sớm nguội lại khi nâng tỉ lệ thất nghiệp từ 3,9% lên 4,4% trong năm tới sẽ là tiền đề cho việc quyết định xu hướng lãi suất trong năm 2023.

Ngay sau đó, SBV đã chính thức có động thái cụ thể khi nâng mặt bằng lãi suất điều hành thêm 1% cũng như điều chỉnh trần lãi suất huy động. Đây là lần điều chỉnh tăng lãi suất lần đầu tiên sau chuỗi 4 lần giảm lãi suất từ cuối năm 2019 để hỗ trợ nền kinh tế

Tính đến hết ngày 19/9, VN-Index đã giảm 74,16 điểm tương ứng giảm 5,72% từ đầu tháng. Theo Chứng khoán Everest (EVS), thị trường vẫn sẽ tiếp tục quay trở lại xu hướng giảm. Nhịp giảm điểm này cho thấy thị trường vẫn chưa đủ động lực để thoát khỏi vùng đáy khi lực cầu vẫn chưa xuất hiện.

Mặc dù thị trường vẫn trong vùng định giá rất hấp dẫn, với việc thông tin vĩ mô thế giới phức tạp cùng với mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đã cận kề, EVS khuyến nghị NĐT nên cẩn trọng trong giai đoạn tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 10 do đây là giai đoạn thị trường có thể sẽ có nhiều biến động bất thường.

Tính đến ngày 19/9, chỉ có duy nhất 1/19 nhóm ngành là giữ điểm, còn lại các nhóm ngành khác đều bị điều chỉnh. Trong đó, ngành có biến động tích cực nhất là Tài nguyên cơ bản khi đã giữ được điểm số trong tháng 9, điển hình có thể nhắc đến như HPG (-0,22%), ACG (+2,22%). Một số nhóm ngành có biến động tốt hơn VN-Index trong tháng 9 có thể nhắc tới như Hàng & Dịch vụ công nghiệp giảm 3% (đại diện có ACV -3,45%), Thực phẩm và đồ uống giảm 4% (đại diện MSN – 0,88%),… Nhóm có biến động tiêu cực nhất trong tháng chính là nhóm Dịch vụ tài chính khi đã giảm 12%, với những mã diện diện như SSI (-17,43%) hay VND (- 17,36%).

Xét về thanh khoản, giá trị giao dịch trung bình phiên tháng 9 (tính đến 19/9) đạt gần 16.700 tỷ đồng/phiên, giảm 10% so với tháng trước cho thấy tác động của việc giảm thời gian giao dịch T+2 hay lô lẻ vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Chứng khoán Everest đánh giá thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì trong vùng 13.000-15.000 tỷ đồng trong tháng 10. Nguyên nhân đến từ tình hình vĩ mô quốc tế tiếp tục phức tạp khiến tâm lý thị trường vẫn duy trì trạng thái thận trọng cũng như áp lực tỷ giá khi USD tăng giá khiến SBV phải nâng mặt bằng lãi suất điều hành.

Trên góc nhìn phân tích kỹ thuật, tính đến 22/8 thị trường đã có một nhịp điều chỉnh về vùng 1.200 điểm sau một nhịp tăng điểm dài 2 tháng. Thanh khoản suy giảm khi NĐT chưa thích ứng được với quy định T+2. EVS Research nhận định, thị trường đang tìm kiếm điểm cân bằng và sẽ sideways quanh vùng 1.190-1.257 điểm.

Mặt khác, theo các chuyên gia EVS, nhóm ngành lương thực và dầu khí sẽ là hai nhóm ngành tiêu biểu có triển vọng khả quan trong bối cảnh hiện nay.

Thứ nhất là nhóm lương thực được hưởng lợi từ việc nguồn cung xuất khẩu bị hạn chế. Theo UN, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến tình hình lương thực toàn cầu bị đưa vào báo động. Gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao khiến giá lương thực toàn cầu vẫn ở mức cao dù có tháng điều chỉnh thứ 5 liên tiếp.

Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu 40% lượng gạo toàn cầu là Ấn Độ đã công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp 20% thuế lên gạo thô và gạo nửa xay nhằm đảm bảo đủ nguồn cung.

Theo Nomura, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi lớn khi vị thế lần lượt là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới. Đồng thời, giá gạo Ấn Độ khó cạnh tranh hơn do bị áp mức thuế cao. Thời tiết khắc nghiệt tại các nước xuất khẩu gạo lớn được dự báo làm giảm sản lượng toàn cầu cũng là yếu tố giúp ngành lương thực được hưởng lợi lớn. Một số cổ phiếu mà đội ngũ phân tích Everest quan tâm trong ngành bao gồm: PAN, LTG, TAR.

Thứ hai là nhóm dầu khí, trong bối cảnh E&P trong khu vực tiếp tục khả quan, ngày 20/9/2022 Petronas tuyên bố tìm thấy mỏ khí mới với trữ lượng lớn từ bể Cengkih-1 tại Malaysia, dự kiến độ sâu đạt 1.680m và sẽ gia tăng nhu cầu thuê giàn tại khu vực. EVS đánh giá đây là tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê giàn khoan.

Báo cáo cũng lưu ý sự kiện phía Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách "Zero-Covid" tuy nhiên, Đại hội Đảng TW Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng 10 và có thể đây sẽ là thời điểm nới lỏng chính sách và thúc đẩy nguồn cung trong giai đoạn cuối năm. Theo đó, một số cổ phiếu mà EVS lưu ý đến bao gồm: PVD, GAS, CNG.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả