menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Văn Kha Pro

EVFTA và câu chuyện xuất xứ

Với ưu đãi từ EVFTA, Chính phủ cũng nên có biện pháp chống "mượn đường" lẩn tránh thuế quan từ các quốc gia láng giềng tốt.

Hi vọng sẽ có những Roll Royce, Porsche, Mercedes, BMW rẻ hơn.

Và tin tưởng những hàng hóa Việt Nam là "thế mạnh gia công" như: dệt may, giày da, thủy sản, nông sản "chế biến sâu" có thương hiệu ... sẽ gia tăng tương xứng.

Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm đó là tự chủ nguồn cung ứng nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, nhân lực để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa MADE IN VIETNAM. Chứ không phải bất cứ nơi đâu khác.

Chính phủ cũng nên có biện pháp chống "mượn đường" lẩn tránh thuế quan từ các quốc gia láng giềng tốt.

EVFTA và EVIPA có thể nói là 2 HIỆP ĐỊNH có sức ảnh hưởng và khẳng định vị thế của Việt Nam mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, với hàng rào thuế quan được cắt giảm ngay với kim ngạch lớn và phần còn lại có lộ trình rõ ràng. Từ đó, rất cần có một CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO có chính sách khuyến khích từ thuế quan, lãi suất, lao động, đất đai ... để doanh nghiệp mở rộng quy mô cho phù hợp.

Với riêng dệt may thì câu chuyện xuất xứ hàng hóa là quan trọng hơn cả, Quy định theo Điều 38, Chương 4 của Hiệp định.

Để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc hay những nước mà cả VN và EU có FTA.

Ngành sợi mặc dù sẽ được giảm thuế về ngay 0%, nhưng sẽ được hưởng lợi gián tiếp nhờ LOCAL EXPORT với xuất xứ hàng hóa đủ chuẩn MADE IN VIETNAM.

Việt Nam hiện đáp ứng chưa tới 50% VẢI cho nhu cầu sản xuất xuất khẩu. Năm 2018, ngành dệt may xuất khẩu 36 tỷ USD, nhưng phải chi 12,7 tỷ USD nhập vải, đến năm 2019, xuất khẩu 39 tỷ USD, thì chi nhập vải đã tăng lên 13,33 tỷ USD. TRUNG QUỐC chiếm 60% tổng giá trị nhập vải, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan, ...

Điều này đặt ra những thách thức rất lớn về hoàn thiện chuỗi cung ứng SỢI - DỆT - NHUỘM - VẢI - CẮT - MAY để tận dụng được mức chệnh lệch thuế quan để cạnh tranh với hàng hóa dệt may của Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Văn Kha Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại