24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Nam
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

EVFTA - mở đường cho các nước EU vào ASEAN

Hội đồng Bộ trưởng các nước thành viên EU đã phê chuẩn các hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU-Việt Nam, mở đường cho việc ký kết vào ngày 30/6 tại Hà Nội.

Theo đó, bà Cecilia Malmström - Ủy viên Thương mại EU và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại Rumani, Doanh nhân Ștefan-Radu Oprea sẽ thay mặt EU ký thỏa thuận tại Hà Nội.

Các thỏa thuận được thiết lập để mang lại lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tôn trọng quyền lao động, bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris.

Sau Singapore, EVFTA là thỏa thuận thứ hai được ký kết giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á, và đây được xem như “bước đệm” cho sự tham gia lớn hơn giữa châu Âu và khu vực này.

Hiện nay, Việt Nam là một thị trường sôi động và đầy hứa hẹn với hơn 95 triệu người tiêu dùng và cả hai bên đều có những lợi thế để thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Ngoài lợi ích kinh tế rõ ràng, thỏa thuận này còn nhằm tăng cường sự tôn trọng quyền con người cũng như bảo vệ môi trường và quyền của người lao động.

EVFTA sẽ loại bỏ gần như tất cả thuế quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa hai bên theo cách tiến bộ, hoàn toàn tôn trọng nhu cầu phát triển của Việt Nam. Thỏa thuận cũng có các điều khoản cụ thể để loại bỏ các rào cản kỹ thuật, như các vấn đề trong lĩnh vực xe hơi, và sẽ đảm bảo 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu được công nhận có “chỉ dẫn địa lý” được bảo vệ tại Việt Nam. Nhờ có thỏa thuận, các công ty EU cũng sẽ có thể tham gia đấu thầu đấu thầu,mua sắm công tại Việt Nam trên cơ sở bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh việc cung cấp các cơ hội kinh tế quan trọng, EU và Việt Nam đã đồng ý các biện pháp phát triển bền vững mạnh mẽ. Điều này bao gồm cam kết thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris một cách hiệu quả. Cũng trong khuôn khổ EVFTA, hai bên cũng tôn trọng và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến các quyền của cơ bản của người lao động.

Mới đây nhất, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của ILO về thương lượng tập thể và đã thông báo cho EU về ý định phê chuẩn hai công ước là công ước 105 về lao động cưỡng bức vào năm 2020 và Công ước 87 về tự do hiệp hội vào năm 2023. Điều này cho thấy Việt Nam đang trong quá trình củng cố lại Bộ Luật Lao động của mình, hướng đến việc thúc đẩy, đảm bảo quyền lao động tới từng người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, EVFTA cũng thiết lập một cơ chế liên kết về thể chế và pháp lý giữa EU và các hợp tác và thoả thuận hợp tác của Việt Nam. Điều này cho phép hai bên có hành động thích hợp khi xảy ra trường hợp vi phạm nhân quyền.

Về, thỏa thuận bảo vệ đầu tư bao gồm các quy tắc hiện đại về bảo vệ đầu tư được thực thi,thông qua Hệ thống Tòa án Đầu tư mới. Đồng thời, đảm bảo rằng Chính phủ có quyền đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Hiệp định bảo hộ đầu tư này sẽ thay thế các thỏa thuận đầu tư song phương giữa Việt Nam và 21 quốc gia thành viên của EU hiện đang có hiệu lực, với hành lang pháp lý mới, ngăn ngừa việc xung đột lợi ích và tăng tính minh bạch.

Bước tiếp theo là gì?

Sau sự đồng ý của Hội đồng, các thỏa thuận sẽ được EU và Việt Nam ký kết và trình lên Nghị viện Châu Âu để được chấp thuận. Một khi Nghị viện châu Âu đã đồng ý, hiệp định thương mại có thể được Hội đồng chính thức ký kết và có hiệu lực, trong khi thỏa thuận bảo vệ đầu tư sẽ cần được các quốc gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục nội bộ.

Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore, với trị giá thương mại đạt 49,3 tỷ euro cho hàng hóa và hơn 3 tỷ euro cho các dịch vụ. Trong khi đó giá trị đầu tư của EU tại Việt Nam vẫn khiêm tốn chỉ ở mức 6 tỷ euro trong năm 2017, mặc dù ngày càng nhiều công ty châu Âu đến Việt Nam để thành lập một trung tâm phục vụ khu vực sông MeKong.

EU nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, giày dép và dệt may, đồ nội thất và nông sản. Ở chiều ngược lại, EU chủ yếu xuất khẩu sang hàng hóa Việt Nam như máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất và thực phẩm và đồ uống.

Các thỏa thuận đạt được với Việt Nam, cùng với những thỏa thuận được ký kết gần đây với Singapore, giúp mở đường cho một thỏa thuận giữa các khu vực EU với toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả