24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thiên Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ethereum là gì và tại sao đồng tiền điện tử này có mức tăng giá cao hơn Bitcoin?

Mới đây, giá trị của đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, Ethereum (Ether) đã đạt mức cao nhất mọi thời đại khi chạm mốc 1.440 USD vào ngày 19 tháng 1. Điều này đã nâng vốn hóa thị trường của đồng tiền này lên 160 tỷ USD. - CafeLand.Vn

CafeLand - Mới đây, giá trị của đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, Ethereum (Ether) đã đạt mức cao nhất mọi thời đại khi chạm mốc 1.440 USD vào ngày 19 tháng 1. Điều này đã nâng vốn hóa thị trường của đồng tiền này lên 160 tỷ USD.

Đồng Ether đang chạy trên một hệ thống công nghệ được gọi là blockchain ethereum. Hiện tại, giá trị của đồng tiền này cao hơn 10 lần so với mức thấp nhất từng ghi nhận trong năm 2020. Một phần nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá này là do lượng tiền dư thừa chảy vào thị trường tiền điện tử, nơi được coi là tài sản lưu trữ an toàn trong bối cảnh không chắc chắn của thị trường hiện nay.

Mức tăng giá của Ether thậm chí còn cao hơn Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới. Giá trị hiện tại của Bitcoin chỉ cao hơn 7 lần so với mức thấp nhất từng ghi nhận trong năm ngoái. Vậy Ether là gì và tại sao đồng tiền này lại có giá trị cao hơn cả những gã khổng lồ như StarBucks hay AstraZeneca?

Ether và Bitcoin

Blockchains là nơi lưu giữ các bản ghi thông tin và biểu đồ số liệu thống kê. Các bản ghi này liên tục được xác minh bởi một mạng lưới máy chủ không được kiểm soát tập trung bởi bất kỳ ai. Bitcoin được phát minh bởi "Satoshi Nakamoto" và là một trong số hơn 8.000 loại tiền mã hóa khác nhau đang sử dụng công nghệ blockchains.

Chuỗi khối Ethereum lần đầu tiên được phác thảo vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin, một thanh niên người Nga. Sau thời gian huy động vốn cộng đồng và phát triển, nền tảng này đã được ra mắt vào tháng 7 năm 2015.

Giống với blockchain Bitcoin, mỗi giao dịch Ether được xác nhận khi đạt được sự đồng thuận. Tuy nhiên, Bitcoin không được phát hành từ bất kỳ tổ chức hay tập đoàn nào. Trong khi đó, sự khác biệt của đồng Ether đến ở chỗ nó có thể lưu trữ cả mã tiền hoặc các ứng dụng phi tập trung khác.

Các ứng dụng phi tập trung hay còn gọi là “dapps” là các chương trình mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng lập trình viên không thuộc bất kỳ công ty hay tập đoàn nào. Mọi thay đổi của phần mềm đều được bình chọn dựa trên cơ chế đồng thuận từ cộng đồng.

Có lẽ các ứng dụng được biết đến nhiều nhất chạy trên blockchain ethereum là “Hợp đồng thông minh”, thứ tự động thực hiện tất cả hoặc từng phần của thỏa thuận khi một số điều kiện nhất định được đáp ứng. Ví dụ, một hợp đồng thông minh có thể tự động hoàn lại tiền cho khách hàng khi một chuyến bay bị hoãn.

Ether đã có lịch sử hình thành và phát triển trong vòng 6 năm. Năm 2016, một tập hợp các hợp đồng thông minh có tên “The DAO” đã huy động được mức vốn kỷ lục trị giá 150 triệu USD nhưng đã bị tấn công bởi một tin tặc. Tuy nhiên, kể từ đó, hệ sinh thái ethereum đã phát triển đáng kể và trở nên an toàn hơn.

Tại sao Ether có mức tăng trưởng lớn?

Mối quan tâm của các nhà đầu tư tới đồng Ether tương đối dễ hiểu bởi nó hiện đang là đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Bitcoin. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác cũng trở thành động lực giúp đồng tiền này có mức tăng trưởng cao.

Đầu tiên là sự đổi mới trên nền tảng. Hầu hết các hoạt động trong không gian tiền điện tử đều diễn ra trên ethereum. Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của tài chính phi tập trung (DeFi). DeFi giống với một mô hình tài chính chính thống ngoại trừ việc các ngân hàng trung gian bị loại bỏ.

Người dùng có thể vay, giao dịch, cho vay và đầu tư thông qua các hợp đồng thông minh. Hiện tại, có khoảng 24 tỷ USD đang được đổ vào các dự án DeFi khác nhau, qua đó thể hiện tiềm năng của mô hình này. Quan trọng hơn, DeFi cho phép người dùng tạo thu nhập từ việc nắm giữ tiền điện tử của họ, đặc biệt là mã giao dịch Ether.

Yếu tố thứ tiếp theo giúp đẩy mạnh sự phát triển của đồng Ether là sự ra mắt của ethereum 2.0. Bản nâng cấp này giải quyết những lo ngại lớn ảnh hưởng đến phiên bản hiện tại của ethereum. Đặc biệt, nó sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm hàng ngàn USD cho khoản phí giao dịch. Hiện tại, mỗi giao dịch Ether có mức phí hàng chục USD.

Lý do cuối cùng là sự ra mắt của giao dịch hợp đồng tương lai ethereum vào tháng 2 năm 2020. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư giờ đây có thể đưa ra dự đoán về giá trị của đồng Ether trong tương lai. Đây cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ loại tài sản lớn nào.

Tuy nhiên, giá trị của đồng Ether cũng có mức biến động liên tục tương tự như Bicoin. Giá trị của đồng Bitcoin từng giảm tới 85% vào năm 2017. Trong khi đó, trước khi đạt mốc cao nhất lịch sử trong thời gian vừa qua, giá trị của đồng Ether cũng từng ghi nhận mức giảm 95%.

Mặc dù vậy, tương lai của đồng Ether vẫn khá tươi sáng. Tương tự như Bitcoin, giá trị của Ether rất khó để thay đổi trong tương lai gần. Bitcoin, Ether hay bất kỳ loại tiền điện tử nào khác vẫn được coi là tài sản an toàn và là rào chắn trước sự lạm phát của thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả