Elon Musk bị Trung Quốc chỉ trích vì vệ tinh, nhà vật lý Mỹ đáp trả "Bắc Kinh không vô can"
Bắc Kinh đã kêu gọi Liên Hợp quốc (LHQ) nhắc nhở Mỹ tuân thủ hiệp ước quy định về không gian vũ trụ sau khi vệ tinh vũ trụ do công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông trùm công nghệ Elon Musk phóng lên suýt va chạm với trạm vũ trụ của họ hai lần trong năm qua (vào ngày 1/7 và ngày 21/10)
Trong một báo cáo gửi lên Ủy ban hòa bình ngoài không gian của LHQ, Trung Quốc cho biết trạm không gian của họ đã triển khai các biện pháp kiểm soát phòng ngừa va chạm để tránh va chạm với vệ tinh Starlink của SpaceX.
“Trung Quốc mong muốn Tổng thư ký Liên hợp quốc cung cấp thông tin nêu trên cho tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp ước không gian bên ngoài”, báo cáo do phái bộ thường trực của Trung Quốc tại Vienna trình bày.
Trong báo cáo đề cập, các quốc gia thành viên phải "chịu trách nhiệm quốc tế" đối với các hoạt động do cả chính phủ và tổ chức phi chính phủ thực hiện trong không gian.
Sau thông báo này của Trung Quốc, trong những bài đăng trên nền tảng mạng xã hội Weibo ngày 27/12, một người dùng nhận định, vệ tinh của Starlink là "một đống rác vũ trụ".
Những nguy cơ của Starlink đang dần được phơi bày, cả nhân loại sẽ phải trả giá cho hoạt động kinh doanh của họ", người dùng Chen Haiying cho biết trên Weibo.
Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói với Guardian rằng việc một quốc gia khiếu nại thông qua một “bản tin thông tin” là “rất bất thường”.
SpaceX đã phóng hơn 1.600 vệ tinh vào không gian trong mạng lưới mang tên Starlink, đồng thời được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ chấp thuận để phóng tới 12.000 vệ tinh vào không gian.
Theo McDowell, các vụ va chạm không phải là chuyện hiếm khi xảy ra trong không gian, dù những sự cố tương tự đã gia tăng trong những năm gần đây do số lượng và tốc độ các vệ tinh được phóng lên gia tăng.
Mặt khác, nhà vật lý này cho biết thêm rằng Trung Quốc cũng là một nước đóng góp lớn vào rác thải vũ trụ. “Cũng công bằng mà nói, trong 10 năm qua trạm vũ trụ của Mỹ đã nhiều lần phải né các mảnh ghép từ cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của quân đội Trung Quốc năm 2007. Trung Quốc không vô can. Vụ việc gây ra mảnh vỡ lớn nhất từ trước đến nay là vụ thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc ”.
Vụ việc là một lời nhắc nhở rằng thế giới đã bước vào một “kỷ nguyên mới trong không gian”, nhà vật lý thiên văn nói.
“Có nhiều mảnh vỡ hơn và có nhiều vệ tinh hoạt động hơn. Mọi thứ đang trở nên bận rộn hơn và đông đúc hơn. Đây chứng tỏ thời đại không gian thống trị về mặt thương mại đã tới".
Trong một diễn biến liên quan, Chương trình không gian của Trung Quốc đã hoàn thành năm nhiệm vụ có người lái thành công vào năm 2021.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận