24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

EDU4.0 2022: Bàn chuyện làm sao “đi nhanh, đẩy mạnh”, tạo đột phá trong giáo dục

Không chỉ là diễn đàn mở về chuyển đổi số ngành Giáo dục, EDU 4.0 2022 còn đề cập đến việc thực thi những nhận thức đó trong thực tiễn, làm sao để “đi nhanh, đẩy mạnh”, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Chuyển đổi số ngành Giáo dục là câu chuyện được đề cập đến nhiều trong những năm gần đây. Tại Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm Học đường 4.0 năm 2022 (EDU 4.0 2022) khai mạc sáng nay tại Hà Nội, chủ đề này một lần nữa lại "nóng" với những tham luận và các phiên thảo luận chuyên đề.

Công nghệ đồng hành cùng đổi mới sáng tạo Giáo dục

Với chủ đề “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam”, Diễn đàn EDU 4.0 2022 do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam và BHub Group phối hợp tổ chức.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, Diễn đàn diễn ra trong 2 ngày (25-26/11), sự kiện được kết cấu với 4 hoạt động chính bao gồm: Hội nghị, Tọa đàm, Triển lãm và Lễ trao Giải thưởng Công nghệ Giáo dục 2022. Đây là dịp để đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia Giáo dục, chuyên gia công nghệ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cùng chia sẻ, thảo luận và đóng góp các ý tưởng cho việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thúc đẩy chuyển đổi số ngành Giáo dục.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực Giáo dục và đào tạo đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Trong đó, tháng 1/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Tiếp đến, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, Giáo dục trở thành 1 trong 8 ngành/lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số. Đây là những cơ sở và động lực cho việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp, sản phẩm cho giáo dục được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cũng như là tiền đề tạo cơ chế cho việc ứng dụng rộng rãi tại các nhà trường, đơn vị giáo dục đào tạo.

Bên cạnh đó, hai năm đại dịch Covid-19 hoành hành (2021 – 2022) đã gây ra nhiều biến động lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, nhưng cũng đồng thời là một cú huých đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động, trong đó có chuyển đổi số ngành giáo dục. Việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp và những đợt giãn cách xã hội diện rộng trong nhiều ngày mang đến áp lực và cơ hội để các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như giáo viên, học sinh học nhanh chóng bắt nhịp với môi trường dạy và học trực tuyến.

Cùng với đó, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xu thế phát triển của công nghệ nói chung, trong đó có công nghệ dành cho giáo dục nói riêng, đã và đang tạo nên những phương thức, mô hình đào tạo mới. Có thể thấy, các công nghệ mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang thâm nhập ngày càng sâu vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, các môi trường học tập khác nhau, mang đến những giải pháp và công cụ như: Lớp học ảo, video, thực tế tăng cường (AR), rô-bốt, các trợ lý ảo tương tác với người dạy và người học… Cùng đó, việc hệ thống hóa kiến thức, xây dựng cơ sơ dữ liệu về tri thức, về người dạy – người học đã bắt đầu được đặt nền móng tại nhiều trường Đại học, cơ sở nghiên cứu. Công nghệ không chỉ làm cho lớp học sinh động hơn mà còn có thể tạo ra môi trường học tập hòa nhập hơn, thúc đẩy sự cộng tác và tính ham học hỏi, đồng thời cho phép giáo viên thu thập dữ liệu về hiệu suất học tập, năng lực tiếp thu của học sinh.

Trong bối cảnh đó, EDU4.0 2022 không chỉ là diễn đàn mở về chuyển đổi số ngành Giáo dục, mà còn đề cập đến câu chuyện thực thi những nhận thức đó trong thực tiễn, làm sao để “đi nhanh, đẩy mạnh”, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Năng lực số, văn hóa số là yếu tố tiên quyết cho chuyển đổi số ngành Giáo dục

Đó là nhận định được diễn giả Lê Trung Nghĩa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở (InOER), Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (AVU&C) - đưa ra tại Diễn đàn.

Trong bài trình bày có tiêu đề “Chuyển đổi số giáo dục Việt Nam: Năng lực số, văn hóa số và tính mở là điều kiện tiên quyết để thành công", ông Lê Trung Nghĩa nhấn mạnh đến khái niệm và sự cần thiết của năng lực số.

"Chuyển đổi số ngành giáo dục không chỉ là việc chuyển đổi các hoạtđộng nghiệp vụ giáo dục và đào tạo vào môi trường số, mà quan trọng là giáo dục để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có đầy đủ các năng lực số phục vụ cho Chương trình CĐS quốc gia. Đó chính là lý do cần xây dựng các Khung Năng lực số để "đo lường" một cách cụ thể và điều chỉnh, bồi đắp năng lực đó cho đáp ứng yêu cầu cụ thể", ông Nghĩa cho biết.

EDU4.0 2022: Bàn chuyện làm sao “đi nhanh, đẩy mạnh”, tạo đột phá trong giáo dục
Diễn giả Lê Trung Nghĩa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở (InOER), Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (AVU&C)

Cùng với Năng lực số, theo diễn giả này còn có hai thành tố nữa là Văn hóa số và Tính Mở như là những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục.

Cũng tại Diễn đàn, đề cập đến “đầu ra” của quá trình đào tạo là nguồn nhân lực không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải nắm vững các kỹ năng số, ông Christopher Lee (Aik Sern) - Giám đốc, Tư vấn Quản lý - Chuyển đổi nguồn nhân lực, PwC Việt Nam - đã có báo cáo chuyên đề “Tương lai của việc làm và giáo dục trong nền kinh tế số toàn cầu”. Trong đó, chia sẻ về những thay đổi toàn diện trên thị trường lao động tương lai, với những vị trí công việc mới, lĩnh vực ngành nghề mới… đặt ra nhiều yêu cầu mới cho việc đào tạo cũng như tâm thế học tập chủ động, học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Để thảo luận sâu về các giải pháp và kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục 4.0, cũng như sự liên kết giữa Giáo dục và các ngành nghề khác, EDU 4.0 2022 có những phiên Tọa đàm chuyên sâu theo từng chủ đề cụ thể diễn ra chiều 25/11 và ngày 26/11. Qua đó, các chuyên gia không chỉ bàn về thực trạng mà còn đi sâu vào giải pháp, cũng như đưa ra các thông điệp, khuyến nghị về chiến lược, chính sách phát triển ngành Giáo dục cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn: Nhịp sống số

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả