24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hoàng Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Economic Moat (Hào kinh tế)

Hào kinh tế là gì?

Hào kinh tế là một khái niệm được tạo ra bởi Warren Buffett, dùng để chỉ một lợi thế khác biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty đó bảo vệ lợi nhuận và thị phần của mình.

Mọi doanh nghiệp thành công đều hiểu rằng mối đe dọa chính đối với sự thành công của họ trong tương lai sẽ là mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Và việc phòng bị đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng để duy trì sự thống trị của họ trên thị trường. Theo thời gian, lợi nhuận của họ có thể bị suy giảm khi bị các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần. Đó là lí do một doanh nghiệp muốn duy trì ưu thế phải thành lập một hào kinh tế. Hào kinh tế mô tả lợi thế cạnh tranh của một công ty có được nhờ vào các chiến thuật kinh doanh khác nhau, giúp công ty kiếm được lợi nhuận trên mức trung bình trong lâu dài.

Thành lập một hào kinh tế không chỉ cần thiết đối với việc duy trì lợi nhuận của công ty mà còn là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm cách tối đa hóa danh mục đầu tư của họ. Bằng cách thiết lập hàng phòng thủ bằng lợi thế cạnh tranh, một công ty có thể tạo ra một hào khí kinh tế đủ rộng để hạn chế cạnh tranh một cách hiệu quả trong ngành nghề kinh doanh của họ. Về cơ bản, hào kinh tế càng rộng thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn và bền vững.

Hào kinh tế có thể là tài sản vô hình, ví dụ như thương hiệu của một công ty nổi tiếng (Nike), lợi thế giá cả (Apple), hay lợi thế về chi phí (Walmart), hoặc chi phí chuyển đổi sản phẩm (đối với các công ty điện thoại di động), quy mô hiệu quả, hay mạng lưới hiệu ứng,…

Economic Moat (Hào kinh tế)

Một số ý chính

- Hào kinh tế là một lợi thế khác biệt mà công ty có được so với các đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty bảo vệ thị phần và lợi nhuận của mình.

- Hào kinh tế thường là một lợi thế khó bị bắt chước hoặc trùng lặp (đặc điểm nhận dạng thương hiệu, bằng sáng chế) và do đó tạo ra rào cản hữu hiệu chống lại sự cạnh tranh của các hãng khác.

- Các công ty có hào kinh tế lớn thường là các công ty có tiềm lực lớn, có dòng tiền tự do lớn và có lợi nhuận cao.

Các nguồn tạo nên hào kinh tế

Một công ty có thể duy trì chi phí hoạt động thấp so với doanh thu và thấp so với các công ty cùng ngành thì được xem là có lợi thế về chi phí và bán với giá thấp hơn các đối thủ trong ngành. Ví dụ, Wal-Mart Stores Inc. – 1 công ty có doanh thu bán hàng khổng lồ và có nguồn hàng giá thấp từ nhà cung cấp, vì vậy, họ có thể sản xuất ra các sản phẩm giá rẻ và khó bị đối thủ cạnh tranh sao chép.

Tài sản vô hình có thể là các bằng sáng chế, thương hiệu và giấy phép cho phép một công ty bảo vệ quy trình sản xuất và tính giá cao cho sản phẩm của mình. Các thương hiệu thường có được từ việc cung cấp và tiếp thị sản phẩm cao cấp, ngược lại, bằng sáng chế là kết quả khi một công ty nộp đơn lên các cơ quan nhà nước để bảo vệ một quy trình, bí quyết nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 20 năm. Các công ty dược phẩm thường kiếm được lợi nhuận cao từ các loại thuốc được cấp bằng sáng chế sau khi chi hàng tỷ đồng cho việc nghiên cứu và phát triển.

Thị trường được xem là có tính hiệu quả về quy mô khi thị trường đó chỉ có một số ít các công ty và các công ty đó gần như nắm giữ vị thế độc quyền. Các công ty dịch vụ tiện ích là các công ty cần có tính hiệu quả về quy mô để có thể cung cấp điện, nước cho tất cả khách hàng trong một khu vực địa lý cụ thể. Việc xây dựng một công ty dịch vụ tiện ích thứ hai trong cùng một khu vực sẽ gây tốn kém và không hiệu quả.

Chi phí chuyển đổi là một dạng khác của hào kinh tế. Chi phí chuyển đổi là việc người tiêu dùng sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc khi chuyển sang sử dụng một sản phẩm hoặc nhãn hiệu khác. Ví dụ, Autodesk là công ty cung cấp các giải pháp phần mềm khác nhau cho các kỹ sư và các nhà thiết kế. Một khi khách hàng của Autodesk bắt đầu sử dụng phần mềm của hãng, họ sẽ khó có khả năng chuyển đổi sang sản phẩm của công ty khác, cho phép Autodesk có thể đặt mức giá cao hơn cho các sản phẩm của mình.

Hiệu ứng mạng lưới (the network effect) càng củng cố hơn nữa độ rộng của hào kinh tế bằng cách làm cho sản phẩm của một công ty càng có nhiều giá trị khi có nhiều người sử dụng chúng. Ví dụ, các thị trường mua sắm trực tuyến như Amazon và eBay được người tiêu dùng ưa chuộng vì có số lượng lớn người mua và bán các sản phẩm khác nhau thông qua nền tảng của họ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả