ECB đã cắt giảm lãi suất nhưng không đưa ra tín hiệu về các động thái tiếp theo
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã thực hiện động thái cắt giảm lãi suất mà họ đã báo hiệu trong nhiều tháng, việc lại đã đưa lãi suất thoát khỏi mức đỉnh kỷ lục, nhưng ECB không cho biết liệu sẽ có thêm đợt cắt giảm nào nữa không.
Các quan chức ECB, với Chủ tịch Christine Lagarde, đã hạ lãi suất 25bps xuống 3.75% vào thứ Năm, đúng như dự kiến. Giữ lãi suất ở mức 4% trong 9 tháng, ECB cho biết triển vọng lạm phát đã được cải thiện “rõ rệt”, nhưng ECB cũng nhấn mạnh sẽ “duy trì chính sách lãi suất ở mức đủ thắt chặt trong thời gian cần thiết” sau khi tăng dự báo về lạm phát.
Lagarde chia sẻ: "Liệu chúng ta có đang chuyển sang giai đoạn giảm dần lãi suất không? Tôi sẽ không tình nguyện làm điều đó. Có khả năng cao nó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và điều rất không chắc chắn là tốc độ và thời gian cần thiết để thực hiện động thái này.”
Các quan chức cam kết tiếp tục tuân thủ cách tiếp cận theo từng cuộc họp, và cho rằng họ không “cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể”. Theo Lagarde, việc cắt giảm lãi suất đã được nhất trí, ngoại trừ một quan chức ECB.
Quyết định này bắt đầu đảo ngược loạt đợt tăng lãi suất kỷ lục nhằm kiểm soát việc lạm phát tăng vọt lên mức đỉnh mọi thời đại tại khu vực đồng euro. Động thái này giúp ECB đi trước một bước so với Fed và BoE trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, cũng có thể giúp vực dậy nền kinh tế 20 quốc gia sau hai năm trì trệ và suy thoái nhẹ.
Trong khi đó, Lagarde tuyên bố lạm phát đã “trong tầm kiểm soát” tháng trước, một loạt dữ liệu gần đây chỉ ra rằng áp lực lạm phát vẫn dai dẳng. Điều đó đã khiến nhà đầu tư và nhà kinh tế hạ kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024 xuống còn hai hoặc ba đợt.
Quyết định lãi suất tại các quốc gia trên thế giới trong năm nay
Cập nhật triển vọng hàng quý được công bố cùng với tuyên bố chính sách của ECB đã đưa ra dự báo về lạm phát trung bình đạt 2.2% trong năm 2025, tăng từ mức 2% trước đó, với dự báo về tăng trưởng kinh tế trong năm nay được nâng lên 0.9% từ 0.6%.
Lagarde cho biết lạm phát sẽ chậm lại về mục tiêu 2% muộn hơn dự kiến trước đây.
Bà chia sẻ: “Lạm phát dự kiến sẽ dao động quanh mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm. Sau đó, sẽ giảm xuống mức mục tiêu của chúng tôi trong nửa cuối năm tới.”
ECB nâng dự báo lạm phát cho năm 2024 và 2025
Theophile Legrand, chiến lược gia tại Natixis SA, cho biết mặc dù việc điều chỉnh lạm phát cao hơn không phải là điều đáng ngạc nhiên, nhưng “chúng khiến câu chuyện lạm phát dai dẳng phức tạp hơn và có thể hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất thêm”.
Trước cuộc họp diễn ra vào thứ Năm, các nhà hoạch định chính sách đã không còn nghi ngờ về quyết định hạ lãi suất - ngay cả sau khi một số dữ liệu kinh tế mà được kỳ vọng sẽ lập trường của họ đã đi sai hướng.
Lạm phát đã tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 5, lạm phát cơ bản cũng khiến các chuyên gia phân tích bất ngờ khi nhích lên cao hơn. Mặt khác, mức tăng lương không giảm bớt trong quý đầu tiên - cho thấy mức tăng giá dịch vụ sẽ tiếp tục. Một thước đo quan trọng khác về tiền lương sẽ được công bố vào thứ Sáu và có thể cho thấy bức tranh tương tự.
Trong khi đó, nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến sau tình trạng trì trệ. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng vượt trội, tỷ lệ thất nghiệp cũng đạt mức đáy mọi thời đại trong tháng 4 và lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn cuối cùng cũng cho thấy dấu hiệu hồi phục.
Lagarde cho biết rủi ro đối với nền kinh tế sẽ được cân bằng trong thời gian tới, với sự phục hồi sẽ tiếp tục được thức đẩy bởi xuất khẩu và dịch vụ mạnh hơn, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Quan chức ECB Philip Lane cho biết lạm phát và mức tăng lương sẽ “tăng vọt” trong năm nay, ngay cả khi xu hướng chung là sụt giảm. Ông chia sẻ rằng chính sách phải tiếp tục thắt chặt trong suốt năm 2024.
ECB cắt giảm lãi suất trước Fed và BoE
Trong khi ECB vừa cắt giảm lãi suất trước cả Fed và BoE - những ngân hàng đang phải vật lộn với áp lực lạm phát dai dẳng hơn và dự kiến sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới, thì các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đã bắt đầu nới lỏng chính sách.
BoC đã cắt giảm lãi suất vào thứ Tư và cho biết có thể sẽ có nhiều động thái hơn – trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trong nhóm G7 xoay trục chính sách kể từ cú sốc lạm phát toàn cầu lớn nhất nổ ra trong những năm 1970. Tại châu Âu, Riksbank của Thụy Điển và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nằm trong số những ngân hàng đã nới lỏng chính sách.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận