DXY- Nỗi khiếp sợ của thị trường chứng khoán sẽ tạm thời nhẹ lại
DXY chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD đã liên tục có những chuối ngày tăng giá kể từ đầu năm đến nay.
DXY chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD (Hình 1) đã liên tục có những chuối ngày tăng giá kể từ đầu năm đến nay. Việc tăng giá đến từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là sau 2 năm nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ do đại dịch, cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã khởi động chương trình thắt chặt tiền tệ với lộ trình tăng lãi suất nhanh và mạnh kỷ lục. Tính đến trước kỳ họp tháng 9, lãi suất của FED từ mức 0-0.25% đã tăng lên đến 2.25-2.5%,tại kỳ họp tháng 9 vào ngày 22/9 tỉ lệ của thị trường đang gần 90% cho rằng FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 0.75%. Các lần kế tiếp đang bỏ ngỏ tốc độ tăng,từ sau lần tăng lãi suất tháng 7, chủ tịch FED -ông Powel đã thực hiện chiến lược:quan sát và theo dõi các dữ liệu kinh tế và lạm phát trong thời gian trống giữa 2 cuộc họp và chỉ đưa ra kết quả tại cuộc họp chính thức của FED. Theo chúng tôi,chiến lược này sẽ tiếp tục sau kì họp tháng 9 bởi nhẽ, FED đã tăng lãi suất lên trên mức trước đại dịch (trước đại dịch năm 2019, lãi suất của FED duy trì ở mức 2.25-2.5%) (Hình 2)
Đà tăng của đồng USD trong năm 2022 đã gây ra áp lực lớn đến nhiều lớp tài sản khác theo chiều ngược lại có thể kể đến:
- Giá vàng
- Thị trường chứng khoán.
- Tiền điện tử
- Sự mất giá của các đồng tiền khác, có những đồng tiền đã mất giá lên đến 20-30%.
Khi đồng USD lên tục lập đỉnh sẽ xảy ra 1 sự chuyển dịch lớn về dòng tiền về tài sản này, kéo theo sự kém hấp dẫn trên các tài sản khác, Hệ quả là chúng ta đang thấy thị trường chứng khoán toàn cầu trở nên khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây . Thậm chí còn khó hơn năm 2019 và cả 2018.Còn giá vàng và tiền điện tử thì đang lập các đáy mới.
Diễn biến chỉ số DJ và Nasdaq năm 2022. (Hình 3)
Diễn biến Euro Stoxx 50 năm 2022. (Hình 4)
Diễn biến giá vàng năm 2022. (Hình 5)
Diễn biến Bitcoin năm 2022 (Hình 6)
Căng thẳng cuộc chiến Nga-Ucraina đẩy sự suy yếu của kinh tế các nước lớn đặc biệt tại khu vực châu âu lạm phát đã lên đỉnh trong nhiều năm, lạm phát tăng vọt vượt ngưỡng 2 con số tại Mỹ,Âu và nhiều nước châu á.
https://thitruongtaichinhtiente.vn/lam-phat-khu-vuc-dong...
Tuy nhiên sự gia tăng lạm phát lại đi kèm với nguy cơ suy thoái của nền kinh tế do sự cấm vận lẫn nhau giữa châu Âu và Nga kết hợp với việc các NHTW châu Âu bước vào thời kỳ thắt chặt tiền tệ sau covid.Mỹ vô tình lại trở thành 1 trong các nền kinh tế tốt nhất.Đi kèm với đó,cục dự trữ liên bang Mỹ FED lại ban hành 1 tốc độ tăng lãi suất nhanh kỷ lục như đã nói ở trên. Ông Powel cũng đưa ra tuyên bố rằng kiềm chế lạm phát là điều quan trọng nhất, nền kinh tế cần chấp nhận bị tổn thương.Hàm ý FED sẽ tăng lãi suất nhanh và mạnh đến khi lạm phát có dấu hiệu được kiểm soát.Mục tiêu của FED là đưa lạm phát từ con số hiện tại quanh ngưỡng 8% về mốc 2%.Một chặng đường rất dài.Nhưng điều này đã góp phần thúc đẩy DXY liên tiếp lập đỉnh mới,vượt 110 sau hơn 20 năm.Và gây ra nỗi kinh hoàng về tỷ giá,đè chặt áp lực tăng lãi suất lên tất cả các nền kinh tế khác trên toàn thế giới. Một số nước cạn kiệt ngoại tệ và tuyên bố vỡ nợ.
Tuy nhiên, bắt đầu từ bây giờ cho đến cuối năm, khả năng cao chúng ta sẽ chứng kiến đà tăng này chậm lại và thậm chí có thể DXY sẽ không phá đỉnh thêm nữa,nguyên nhân đến từ việc ECB đã “thức tỉnh”. Trong cuộc họp gần nhất Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 8/9 nâng lãi suất cơ bản 0,75 điểm phần trăm(chưa từng có trong lịch sử ECB) đồng thời cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất ngay cả khi nền kinh tế khu vực Eurozone sẽ suy thoái và đối mặt nguy cơ phải chia khẩu phần khí đốt trong mùa đông sắp đến.
Phó chủ tịch ECB,ông Luis de Guindos còn nói rằng không cần àn biết lãi suất tăng đến đâu, ECB sẽ dùng tất cả nguồn lực kiềm chế lạm phát.
Những phát biểu và hành động mạnh mẽ trong việc tăng lãi suất lên thật nhanh và mạnh trái ngược với nhiều tháng trước đó.
Cần lưu ý rằng tại kỳ họp lần trước,ECB chỉ tăng lãi suất 0.5%,tuy nhiên lãi suất ECB duy trì trước đó là lãi suất -0.5%. Do đó vô tình tạo ra 1 khoảng cách rất lớn giữa tốc độ tăng lãi suất Châu Âu và Mỹ.Hệ quả là chúng ta thấy đồng EURO liên tục yếu đi, mất giá so với đồng USD khoảng 17% (HÌnh 7), có lúc 1 EUR không đổi được 1 USD
Tại cuộc đua lãi suất của 10 nền kinh tế có đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới,ECB đã tỏ ra quá chậm so với Mỹ. (Hình 8)
Tuy nhiên vào lúc này, khi mà FED được cho là đã đi sắp đi qua hơn ½ chặng đường tăng lãi suất, tức là tốc độ tăng lãi suất sẽ bắt đầu chậm lại sau đợt tăng lãi suất này nếu các chỉ số lạm phát được cải thiện thì có thể nói giờ Châu Âu mới bắt đầu. Hiện tại giá các mặt hàng lương thực,năng lượng tại Mỹ đang giảm khá nhiều trong 2 tháng nay (đồ thị hình 9-10-11-12-13 bên dưới)
Chúng ta đã tạm có thể an tâm về DXY,về tỷ giá và lãi suất sau khi Châu Âu nhập cuộc. Cùng chờ đón các thông tin về lạm phát Mỹ tối nay 13/9 và cuộc họp Fed 22/9/2022 để có các góc nhìn tiếp theo.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận