menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] "Dùng dằng" đến bao giờ?

Sau khi đánh giá lại quá trình quản lý TCT dường sắt Việt Nam, UB Quản lý vốn Nhà nước đã kiến nghị lên Chính phủ về việc tiếp tục được giữ quyền quản lý, đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại đây.

Đánh giá toàn diện củaUỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) về việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam "đi hay ở lại" xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng hôm 17/2.

Gỡ mối "bùng nhùng"

Sau hơn 2 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn lúng túng trong mối quan hệ với các doanh nghiệp được chuyển giao về đơn vị.

Sự “lúng túng” này được lý giải là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa tách được quyền chủ sở hữu ra khỏi quản lý nhà nước. Trong khi đó, Ủy ban này được thành lập nhằm thực hiện chuyên trách quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Đánh giá toàn diện củaUỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) về việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam "đi hay ở lại" xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng hôm 17/2.

Trong văn bản hôm 30/3 gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh cho biết, đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ CMSC về Bộ GTVT không phù hợp chủ trương của Đảng về tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời chủ tịch CMSC cho rằng, đề xuất này chỉ tận dụng được bộ máy cũ, mô hình cũ để thực hiện theo cơ chế cũ, mặc dù cơ chế này không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và kiến nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn ở lại để ủy ban này quản lý, tiếp tục đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước như 2 năm qua.

CMSC báo cáo với Thủ tướng rằng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có 5 vướng mắc thì CMSC đang phối hợp với các bộ giải quyết. Chỉ có một vướng mắc là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về ủy ban thì việc giao dự toán ngân sách kết cấu hạ tầng đường sắt gặp khó khăn.

“Tuy nhiên, đây không phải là vướng mắc phát sinh do chuyển giao về ủy ban”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh trong văn bản. Vì theo quy định hiện hành thì các bộ, cơ quan ngang bộ đều có thể đặt hàng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Quy định này cho phép Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bắt buộc phải trực thuộc Bộ GTVT mới đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ bảo trì.

CMSC cũng giải thích thêm rằng ủy ban mới hoạt động hơn một năm, đang hoàn thiện về mô hình. Nếu chuyển Tổng công ty Đường sắt về lại mái nhà xưa đồng nghĩa với việc tách bạch các vai trò quản lý không còn ý nghĩa. Ủy ban đang phối hợp với các bộ xử lý cùng doanh nghiệp.

Trong cuộc họp Chính phủ mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát sinh một số tồn tại, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động, thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Trong đó có vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty cần khẩn trương tháo gỡ.

Để kịp thời xử lý các vướng mắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, cơ quan liên quan xây dựng một Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc ủy ban. Nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề lớn, phức tạp; đồng thời, xác định rõ các vướng mắc là do quy định của pháp luật hay do tổ chức thực hiện, từ đó đề xuất phương án xử lý cụ thể…

Hy vọng với nghị quyết này cùng những sửa đổi, bổ sung quy định của các luật có liên quan sẽ giúp giải quyết những lúng túng trong mối quan hệ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các doanh nghiệp.

Dùng dằng"đi hay ở"

Hồi tháng 2/2020, câu chuyệnTổng công ty Đường sắt có nguy cơ dừng chạy tàu và chưa trả được lương cho 11.300 nhân sự "vì vướng một điều trong Luật Ngân sách" được ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) giãi bày tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng và Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) khiến dư luận xôn xao.

Cùng theo Chủ tịch HĐTV VNR,doanh nghiệp này thay mặt Nhà nước quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, nhưng khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thì chỉ chuyển doanh nghiệp với quản lý vốn chủ sở hữu doanh nghiệp về, còn hạ tầng vẫn đang do Bộ GTVT quản lý, dẫn đến tình trạng “đầu đi, chân ở lại”.

"Khi thay đổi đại diện chủ sở hữu, hệ thống pháp luật phải được điều chỉnh, thiết kế đồng bộ. Hạ tầng phải được đưa về doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp. Khi đó, dù trực thuộc Bộ GTVT hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, doanh nghiệp đều có thể phát triển cũng như thực hiện được đúng mục tiêu tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước, thay đổi mô hình quản lý vốn phân tán sang mô hình quản lý vốn tập trung như mục đích ban đầu chuyển doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước", ông Minh nói.

Tuy nhiên, khi chuyển Tổng công ty về Ủy ban lại chưa thiết kế được đồng bộ hành lang pháp lý, dẫn đến vướng mắc ngay. Vì không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nên doanh nghiệp này không được Bộ này giao vốn doanh nghiệpkhông được giao vốn dự toán ngân sách năm 2020 cho việc bảo trì, đảm bảo an toàn chạy tàu do vướng điều 49 Luật ngân sách nhà nước.Do đó, từ ngày 1/1/2020, 20 doanh nghiệp công ích thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không được ký kết hợp đồng, khiến cho trên 10.000 người không có tiền lương, nhiều hoạt động đảm bảo an toàn chạy tàu bị ảnh hưởng.

Quay đầu đang là điều mà VNR mong muốn nhất. Phương án đưa VNR về lại Bộ GTVT nghĩa là mọi việc sẽ trở về như trước ngày 21/11/2018, thời điểm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đặt bút ký nhận chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 tổng công ty của Bộ GTVT.

Ngay sau đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020,Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp đang chủ trì, phối hợp với các bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan xem xét căn cứ, cơ sở pháp lý việc giao vốn việc giao ngân sách quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo 2 phương án: tiếp tục giao vốn như năm 2019 trở về trước và theo phương án đặt hàng.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có các chỉ đạo cụ thể tạm ứng vốn thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt không để ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cho ý kiến về các phương án thực hiện việc giải ngân vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020, Bộ GTVT đã có văn bản theo hướng đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông qua dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải như đã thực hiện năm 2019.

Thông tin về một số vướng mắc sau khi các tập đoàn, tổng công ty chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, bà Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là 1 trong 2 đơn vị từ trước đến nay được giao vốn qua Bộ GTVT, với các dự án có liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng. Về vận tải đường sắt mặc dù tổng công ty đã về Ủy ban từ tháng 10/2018, nhưng kế hoạch năm 2019 vẫn là do Bộ GTVT giao vốn bình thường.

"Tuy nhiên, liên quan đến bảo trì kết cấu hạ tầng, yêu cầu đặt ra là theo cơ chế đặt hàng. Ở đây có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng. Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng thì dù ở Ủy ban Quản lý vốn hay Bộ GTVT, vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung", Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh.

Chưa rõ cuộc tranh luận giữa các bộ về cơ chế quản lý các tập đoàn, tổng công ty bao giờ sẽ đến hồi kết. Tuy nhiên, đường sắt có lẽ đang rất "nóng lòng"chờ một phương án để có thể tiếp tục lăn bánh mà không còn bị "vướng" như thời gian qua.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả