menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
An Bang

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội hơn 10 năm lỡ hẹn tiếp tục lùi tiến độ

Tiếp tục điệp khúc "đợi chờ là hạnh phúc"

So với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thì tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội là dự án được khởi công sớm hơn, nhưng đến nay tiếp tục lỡ hẹn ngày vận hành khai thác thương mại.

Hơn 10 năm lỡ hẹn

Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội với chiều dài 12,5 km, gồm có đoạn đi trên cao 8,5 km và đoạn đi ngầm 4,5 km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, chễ hẹn hơn 10 năm vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

Đáng chú ý, dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội được sử dụng nguồn vốn ODA và bị đội vốn từ tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt là 18.408 tỷ đồng, đến nay tổng mức đầu tư đội lên 36.000 tỷ đồng.

So với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thì tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội là dự án được khởi công sớm hơn, nhưng đến nay vẫn chễ hẹn ngày vận hành khai thác thương mại, trong khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Trước khi dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội được khởi công, dự án này từng được kỳ vọng là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.Hà Nội đi vào hoạt động, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc của Hà Nội.

Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng đó, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội lại trở thành một dự án chậm tiến độ và để lại nhiều tai tiếng. Thậm chí, nhiều người còn ví von đây là dự án "rùa bò" chậm nhất cả nước.

Dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội dự kiến khởi công năm 2006, hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án đã phải tạm dừng triển khai và đến tháng 9/2010 mới được khởi công và tiến độ được lùi tới năm 2015.

Mặc dù, được tái khởi công vào năm 2010, nhưng dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội thi công ì ạch, liên tục phải lùi ngày hoàn thành đến năm 2016, 2017 và 2018. Tiếp đó là lùi tiến độ hoàn thành đến năm 2019.

Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dự kiến đưa đoạn trên cao từ Depot Nhổn đến Cầu Giấy khai thác trước vào cuối năm 2021, còn đoạn đi ngầm từ ga S8 - Kim Mã đến Trần Hưng Đạo vẫn tiếp tục được thi công. Tuy nhiên, tiến độ vận hành khai thác vào cuối năm 2021 tiếp tục bị lỡ hẹn.

Nguyên nhân phải lùi tiến độ hoàn thành được Ban quản lý dự án đô thị Hà Nội lý giải là do gói thầu số 3, thi công hầm và 4 ga ngầm và gói thầu số 1 thi công tuyến trên cao chậm so với kế hoạch đề ra.

Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đến nay, tiến độ tổng thể chung của dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đạt khoảng 74%, trong đó tiến độ đoạn trên cao đạt 89,5% và tiến độ đoạn đi ngầm đạt 33%; tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn trên cao đã hoàn thành. Tuy nhiên, đối với đoạn đi ngầm, công tác GPMB còn vướng mắc tại ga S9 và S11.

Lùi tiến độ đến năm 2022

Để tháo gỡ khó khăn cho dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội, ngày 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã cùng với lãnh đạo UBND TP.Hà Nội trực tiếp kiểm tra công trường và việc thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội hơn 10 năm lỡ hẹn tiếp tục lùi tiến độ
Hệ thống đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang được vận hành thử ổn định. Ảnh: Thế Anh

Thông tin về tiến độ dự án này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, theo tuyên bố chung khi Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại Pháp (nhà tài trợ dự án) thì phần nổi 8,5km phải hoàn thành vào cuối năm 2022 để đưa vào khai thác sử dụng.

"Đối với phần ngầm phải hoàn thành vào năm 2025. Đối với đoạn đi nổi, vấn đề chính còn nằm ở gói thầu CP5 do nhà thầu Hancorp phụ trách", ông Tuấn cho hay.

Hiện nay, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang gặp phải một số khó khăn do các nhà thầu nước ngoài khiếu nại yêu cầu bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng thi công, dẫn đến chậm tiến độ, gây thiệt hại cho nhà thầu.

Tính từ năm 2018 đến nay, nhà thầu nước ngoài (Liên danh Hyundai - Ghella) thi công ga ngầm và đoạn tuyến ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã 3 lần gửi khiếu nại yêu cầu dự án bồi thường.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới khiếu nại, Bản Quản lý dự đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB), chậm trễ bàn giao mặt bằng thi công. Nhà thầu đã gửi văn bản lên Trọng tài quốc tế. Đây là con số đơn phương nhà thầu đưa ra, còn giá trị thiệt hại thực tế cần phải được chứng minh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại