menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nam

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa hoàn thành đã phải trả nợ vay

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa biết ngày hoàn thành và bàn giao cho UBND TP Hà Nội khai thác nhưng Ban Quản lý dự án dự kiến trả nợ gốc phần vốn vay lại đến hết năm 2020 hơn 1.552 tỉ đồng.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản hỏa tốc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc đã đến hạn trả nợ gốc khoản vay lại của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, theo cơ chế tài chính đã được Thủ tướng chấp thuận, Bộ GTVT có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng để trả nợ nước ngoài cho phần vốn vay lại của dự án và các khoản chi phí liên quan trong giai đoạn xây dựng, cho tới khi hoàn thành và bàn giao cho UBND TP Hà Nội. UBND TP Hà Nội nhận nợ trực tiếp đối với phần vốn vay lại của dự án.

Bộ GTVT cho biết đã phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án để bố trí 400 tỉ đồng trả nợ gốc phần vốn vay lại cho tới khi bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đường sắt (QLDA), hiện đã trả nợ gốc cho Trung Quốc với tổng số tiền 398,043 tỉ đồng, số vốn trả nợ gốc còn lại trong tổng mức đầu tư còn lại là 1,957 tỉ đồng.

Tuy chưa xác định chính xác thời gian hoàn thành và bàn giao cho UBND TPHà Nội nhưng theo Ban QLDA, dự kiến phải trả nợ gốc phần vốn vay lại đến hết năm 2020 khoảng 1.552,709 tỉ đồng (ký trả nợ gần nhất là ngày 21-1-2020).

Ban QLDA đề xuất phương án giãn nợ đến khi hoàn thành, bàn giao khoản vay cho UBND TP Hà Nội hoặc xem xét, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư để tiếp tục bố trí trả nợ, nhằm hạn chế vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ bên vay theo các Hiệp định đã ký.

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, việc gia hạn thời gian trả nợ gốc có những khó khăn nhất định về thủ tục, trong khi việc điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư để bổ sung vốn đối ứng trả nợ gốc phần vốn vay lại chưa phù hợp với kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Cũng theo Bộ GTVT, trong bối cảnh Hiệp định vay 250 triệu USD đã đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại, thì việc chậm trả nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia cũng như những hệ lụy hết sức nghiêm trọng về kinh tế.

Ngày 21-1, Bộ GTVT đã có quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 để trả nợ gốc Hiệp định vay 250 USD của dự án và đang chờ ý kiến thẩm tra của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước mới có thể giải ngân.

Do đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm xem xét việc gia hạn thời hạn trả nợ gốc phần vốn cho vay lại đối với dự án. Trường hợp không được Bộ Tài chính sớm xem xét gia hạn, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng có ý kiến với Kiểm toán Nhà nước để tháo gỡ về thủ tục trên cơ sở xem xét tính chất đặc thù của dự án. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ cho phép Bộ GTVT tiếp tục bổ sung vốn bố trí cho hạng mục trả nợ gốc của các Hiệp định vay đã ký.

Công nhân Trung Quốc chưa thể trở lại để làm việc

Tình hình dịch bệnh do virus corona diễn biến phức tạp cũng làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án khi các chuyên gia Trung Quốc thực hiện dự án về nước nghỉ Tết Nguyên đán không thể trở lại.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10-2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30-5-2008 giữa hai Chính phủ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại