menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Lan

Đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'bóp chết' đường nội

Trong quý 1/2021, đã xảy ra một hiện tượng bất thường khi nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số nước ASEAN (vốn không có thế mạnh về đường) tăng vọt lên tới 57 lần (5.735%). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đây thực chất là việc "rửa nguồn" của đường Thái Lan để né thuế, khiến ngành đường của Việt Nam thoi thóp.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong quý 1/2021, đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường. Một lượng lớn đường đã được các nhà nhập khẩu tìm mọi cách đưa về trước thời điểm Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bên cạnh đó, khối lượng đường nhập khẩu gia tăng đột biến từ một số quốc gia ASEAN (Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia) nhờ ưu đãi thuế giá rẻ (thuế chỉ có 5%) đang khiến ngành đường trong nước thoi thóp.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, lượng đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam khoảng 188.202 tấn, tăng tới 5.735% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong các nước nêu trên, Malaysia là quốc gia không trồng mía; còn Indonesia và Campuchia là các quốc gia sản xuất không đủ và phải nhập khẩu đường.

Đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'bóp chết' đường nội
5 quốc gia ASEAN không sản xuất nhiều về mía đường, nhưng lại tăng vọt sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng, mức tăng trên là rất bất thường. Bởi, cả 5 nước ASEAN hoàn toàn không sản xuất nhiều về mía đường để có thể xuất khẩu một số lượng lớn vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, thực chất đây là dấu hiệu của việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bởi, cả 5 nước trên đều nhập khẩu đường từ Thái Lan, đồng thời lượng đường xuất vào Việt Nam của các nước trên đều liên quan đến xuất xứ Thái Lan

Cũng theo VSSA, trước tình trạng trên, các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn vì đã nâng giá mía lên cho nông dân. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ đường với mặt bằng giá mới đang không thể thực hiện do sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Được biết, hết quý 1/2021, doanh nghiệp sản xuất đường nội đã ép được 5,8 triệu tấn mía với hơn 611 nghìn tấn đường, thấp hơn 700 nghìn tấn so với vụ 2019-2020.

“Con số này cho thấy sự thiệt hại nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam đang phải gánh chịu trước sự tấn công ồ ạt của đường nhập khẩu “rửa nguồn”, đại diện VSSA chia sẻ.

Đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'bóp chết' đường nội
Các doanh nghiệp nội đang "thoi thóp" vì đường ngoại đang ồ ạt nhập vào Việt Nam

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng, vấn đề lớn nhất thời điểm này là việc kiểm soát đường nhập lậu. Nếu không quyết liệt, không kiểm soát chặt chẽ, đường nhập lậu sẽ gây lũng đoạn giá đường trong nước. Doanh nghiệp mía đường sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn, và có nguy cơ phá sản vì tình trạng này.

Ông Đinh Duy Vượt, chuyên gia về mía đường cho rằng, để ngành mía đường phát triển bền vững, từng bước cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan và thực hiện đúng cam kết ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN), ngành mía đường cần khẩn trương tái cơ cấu toàn diện nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón…

Muốn vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía; tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, đấu tranh quyết liệt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là mặt hàng đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam.

Trong năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 1,384 triệu tấn đường các loại, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2019. Trong đó, lượng đường nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam là 1,145 triệu tấn, chiếm 82,7%. Ngoài ra, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN như Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar.. đều có xuất xứ từ Thái Lan, nâng tổng lượng đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan lên tới hơn 1,3 triệu tấn, chiếm 95,7% sản lượng đường nhập khẩu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả