menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Giải thích thuật ngữ: Đường MA

Đường trung bình MA- Moving Average gọi là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đường MA là phương tiện rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua.Nhờ đó, nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu mua-bán.

Trong trường phái phân tích kỹ thuật, những tín hiệu từ đường trung bình động MA luôn được chú ý bởi nó cho biết khi nào nên mua hay nên bán một cổ phiếu nào đó. Tuy vậy có không ít vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng đường MA. Bài viết này sẽ giải đáp đường MA là gì và hướng dẫn những cách ứng dụng đường MA trong phân tích đầu tư thực tế.

Cách sử dụng hiệu quả đường MA

Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.Đường Giá vượt lên đường SMA20 báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.Đường Giá vượt lên đường SMA50 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.Đường Giá vượt lên đường SMA100 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)Đường Giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên)Tín hiệu bán: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn.Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.Đường Giá vượt xuống đường SMA(50) báo hiệu xu hướng giản trung hạn.Đường Giá vượt xuống đường SMA(100) báo hiệu xu hướng giản trung hạnĐường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn).Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) và đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)

1. Đường MA là gì?

Đường trung bình động MA (Moving Average) là một chỉ báo được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Nó thể hiện biến động và xu hướng giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể.

Dựa vào đường MA có thể biết được giá cổ phiếu đang trong xu hướng tăng hay giảm, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hay bán ra nhằm chốt lãi hoặc cắt lỗ.

1.1. Đường MA20 là gì?

Đường MA20 là đường trung bình động lấy mốc thời gian ngắn hạn trong 20 ngày giao dịch. Nó được xác định bằng cách thống kê và tính giá trị trung bình của giá đóng cửa của một cổ phiếu trong khoảng thời gian là cố định là 20 khung thời gian giao dịch.

Cứ mỗi giá đóng cửa trung trong ngày 20 ngày giao dịch tạo ra 1 điểm trên biểu đồ. Nối các điểm này lại sẽ tạo ra đường trung bình động MA20. Cách tính này bỏ qua những biến độ về giá trong ngày do đó dữ liệu giá khi quan sát qua đường MA luôn rất mượt.

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

1.2. Một số khung thời gian MA phổ biến

Các mốc thời gian thường được sử dụng khi quan sát đường MA là 10, 14, 20 ngày đối với MA ngắn hạn; 50 ngày cho đường MA trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với đường MA dài hạn.

2. Phân loại đường trung bình MA

2.1. Đường SMA

2.1.1. Đường SMA là gì?

Đường SMA là đường trung bình động đơn giản (Simple Moving Average), nó được tính bằng cách lấy trung bình cộng các mức giá đóng cửa của cổ phiếu trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.

2.1.2. Cách tính giá trị đường SMA

Giả sử ta có giá đóng cửa của một cổ phiếu trong n kỳ có giá trị lần lượt là P1, P2, P3…Pn.

Khi đó giá trị đường trung bình giản đơn SMA được tính như sau:

SMA = (P1 + P2 + P3 + …. + Pn)/n

Ví dụ cụ thể:

STT

Ngày giao dịch

Giá đóng cửa

1

3/12/2021

105.5

2

2/12/2021

107.2

3

1/12/2021

106

4

30/11/2021

105

5

29/11/2021

105.3

6

26/11/2021

98.5

7

25/11/2021

94

8

24/11/2021

94.1

9

23/11/2021

94.8

10

22/11/2021

94.8

Từ số liệu giá đóng cửa của cổ phiếu VIC trong 10 ngày giao dịch gần nhất từ 8/11 – 22/8/2021 (bảng bên trên) ta tính được giá trị SMA của cổ phiếu này như sau:

SMA = (105.5 + 107.2 + 106 + 105 + 105.3 + 98.5 + 94 + 94.1 +94.8 + 94.8)/10 = 100.52

2.1.3. Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng đường SMA

  • Ưu điểm: Đường trung bình động giản đơn SMA cho chỉ báo chính xác khi quan sát đồ thị giá trong dài hạn.
  • Nhược điểm: Đường SMA sử dụng số liệu của quá khứ và không xét đến những biến động của giá trong ngày giao dịch nên có độ trễ nhất định.

2.2. Đường EMA2.2.1. Đường EMA là gì?

Đường EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình động hàm số mũ hay đường trung bình động luỹ thừa. Điểm khác biệt giữa EMA và SMA là nó sử dụng trọng số tăng dần từ thời điểm quá khứ đến hiện tại.

Nói cách khác, trọng số càng gần thời điểm hiện tại càng lớn. Vì vậy, trong cùng một khoảng thời gian, chỉ báo EMA phản ánh biến động giá chính xác hơn SMA, nhất là trong ngắn hạn, giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn.

Một số loại EMA được ứng dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật là:

  • EMA ngắn hạn: EMA5, EMA8, EMA13…
  • EMA trung hạn: EMA21, EMA25, EMA75…
  • EMA dài hạn: EMA100, EMA200…

2.2.2. Cách tính giá trị đường EMA

Công thức tính EMA của một cổ phiếu như sau:

EMA = Pn x k + EMA(n-1) x (1 - k)

Trong đó:

  • Pn: giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ n,
  • n: chu kỳ tính giá trị EMA
  • k: hệ số làm mượt; k = 2/(n+1)

(*) Như vậy, để tính được EMA của hiện tại, ta phải có được giá trị EMA của ngày giao dịch trước đó.

2.2.3. Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng đường EMA

  • Ưu điểm: Nhạy hơn với những biến động giá trong ngắn hạn nên giúp nhà đầu tư đưa ra phản ứng nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Nhược điểm: EMA quá nhạy với những biến động giá nên đôi khi phản ánh sai sót do nhầm lẫn với dấu hiệu giả.

2.3. Đường WMA2.3.1. Đường WMA là gì?

Đường WMA (Weighted Moving Average) là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính. Đây là chỉ báo kỹ thuật đặt trọng số lớn hơn ở dữ liệu giá gần đây hơn và đặt trọng số nhỏ hơn ở dữ liệu giá trong quá khứ. Nhờ đó mà sử dụng đường WMA giúp nhà đầu tư theo dõi biến độ giá chặt chẽ hơn.

2.3.2. Cách tính giá trị đường WMA

Điểm độc đáo trong phương pháp tính giá trị WMA đó là giá càng gần thời điểm hiện tại càng có trọng số lớn hơn, do đó ảnh hưởng đến giá trị WMA nhiều hơn.

Công thức tính giá trị WMA như sau:

WMA = [Pn x n + Pn-1 x (n-1) + Pn-2 x (n-2) + … + P1 x 1]/D

Trong đó:

  • D = 1 + 2 + 3 +…+ (n - 1) + n = [n*(n+1)]/2

Ví dụ cụ thể:

Sử dụng dữ liệu giá của mã cổ VIC ở trên, ta tính được giá trị WMA trong 5 ngày như sau:

STT

Ngày giao dịch

Giá đóng cửa

Trọng số

Giá đóng cửa x Trọng số

P1

3/12/2021

105.50

5

528

P2

2/12/2021

107.20

4

429

P3

1/12/2021

106.00

3

318

P4

30/11/2021

105.00

2

210

P5

29/11/2021

105.30

1

105

WMA = (Tổng giá trị x Trọng số)/(Tổng trọng số)

= WMA = (528 + 429 + 318 + 210 + 105)/(5 + 4 + 3 + 2 + 1) = 105.97

2.3.3. Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng đường WMA

  • Ưu điểm: Đường WMA biểu thị biến động về giá trong khoảng thời gian ngắn chính xác hơn, giảm bớt nhiễu bởi những dữ liệu giá từ quá khứ.
  • Nhược điểm: Sự nhạy cảm với biến động giá của đường WMA có thể là con dao hai lưỡi vì nó có thể dự báo sớm xu hướng giá nhưng cũng có thể gây ra nhầm lẫn cho nhà đầu tư bởi những tín hiệu giả.

3. So sánh đường trung bình SMA – EMA - WMA

Simple Moving Average

Exponential Moving Average

Weighted Moving Average

Biểu thị xu hướng giá tương đối chính xác trong thời gian dài nhưng có độ trễ cao, không nhạy với những biến đổi liên tục của thị trường khiến nhà đầu tư đưa ra quyết định trễ

Phản ứng nhanh hơn với biến động giá so với SMA, nhất là những tín hiệu bật thường xảy ra trong ngắn hạn. Nhưng EMA có thể đưa ra dự báo sai lầm vì sự quá nhạy cảm này

Phản ánh sự biến độ về giá chính xác hơn SMA và EMA, đề cao dữ liệu gần với hiện tại hơn dữ liệu trong quá khứ

3.1 Nên sử dụng đường trung bình động nào?

Mỗi đường MA đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy không thể kết luận sử dụng đường chỉ báo nào là tốt nhất.

Thay vào đó, các nhà đầu tư thường kết hợp cả 3 đường trung bình động này để có được bức tranh tổng quát và chính xác hơn về những biến động và xu hướng giá. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán chính xác hơn.

4. Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán

4.1. Sử dụng đường trung bình động ở vai trò hỗ trợ và kháng cự

Đường trung bình động có thể hoạt động với vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự.

Trong xu hướng tăng, khi giá cổ phiếu đi lên chạm đường trung bình động MA thì đường MA đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ, dự báo sau đó giá còn tiếp tục tăng. Đây được xem là tín hiệu mua vào rất tốt cho nhà đầu tư.

Ngược lại, trong xu hướng giảm, khi giá cổ phiếu đi xuống chạm đường MA thì lúc đó đường MA đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, dự báo sau đó giá còn tiếp tục giảm. Nhà đầu tư cần xem xét bán ra khi quan sát thấy tín hiệu này để tránh thiệt hại nặng nề hơn.

4.2. Sử dụng các tín hiệu giao nhau của các đường trung bình động

Khi 2 đường trung bình ngắn hạn và dài hạn giao cắt nhau thì đây là một tín hiệu mua vào hoặc bán ra đáng lưu tâm cho các nhà đầu tư.

Nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ bên dưới lên thì đây là một tín hiệu mua vào.

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ như hình bên trên, đường trung bình động SMA50 (màu xanh) cắt đường SMA200 (màu đỏ) tại mức giá 93. Sau đó giá của mã cổ phiếu này có một xu hướng đi lên khá mạnh khi tăng đến mức 110.15, tăng khoảng 18.44%

Nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ phía trên xuống thì đây là một tín hiệu bán ra.

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ: hình bên trên là đồ thị kỹ thuật của mã FLC từ tháng 6 cho đến tháng 11 năm 2021. Bạn có thể thấy đường MA50 (màu xanh lá cây) đi từ trên xuống và cắt đường MA100. Tiếp sau điểm giao này là một xu hướng giảm tương đối đáng kể từ 12 xuống còn 10, mất khoảng 20% giá trị.

4.3. Chiến lược 3 đường trung bình EMA

Chiến lược giao cắt của 3 đường trung bình động là một kỹ thuật phân tích đồ thị giá tuy đơn giản nhưng có thể cung cấp cho nhà đầu tư những chỉ báo khá chính xác.

Trong chiến lược 3 đường trung bình động EMA, chúng ta sẽ sử dụng 3 đường trung bình động là: EMA10, EMA30 và EMA50.

Trong đó,

  • Đường EMA10 đóng vai trò chỉ báo động lượng.
  • Đường EMA30 đóng vai trò vùng gia quan trọng để nhập lệnh mua hoặc bán.
  • Đường EMA50 đóng vai trò chỉ báo xác định xu hướng biến động giá trong dài hạn.

Chiến lược 3 đường EMA trong xu hướng tăng

Khi giá đóng cửa nằm trên cả 3 đường EMA thì đây là một tín hiệu dự báo xu hướng tăng mạnh mẽ.

Nếu đường EMA50 nằm trên đường EMA10 và EMA30, biểu thị rằng cổ phiếu này đang mất dần động lượng trong ngắn hạn. Và khi giá đóng cửa nằm dưới đường EMA50 thì đó là một dấu hiệu của một sự đảo chiều xu thế. Giá cổ phiếu sau một thời gian tăng mạnh đã bắt đầu “hụt hơi” và chuẩn bị “quay xe”.

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Chiến lược 3 đường EMA trong xu hướng giảm

Trong trường hợp giá đóng cửa nằm dưới cả 3 đường EMA thì đây là chỉ báo cho một xu hướng giảm sâu.

Nếu đường EMA30 nằm ở bên trên đường EMA50 và đường EMA10 cắt đường EMA30 từ dưới lên thì đây có thể là một tín hiệu “gom hàng” đáng chú ý.

Đường MA là gì? Phân loại & Cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Nhưng ngược lại, nếu đường EMA10 cắt xuống dưới đường EMA30 đang nằm bên dưới đường EMA50 thì đó có thể là dấu hiệu bán sớm.

Chiến lược 3 đường EMA để nhận biết sự đảo chiều xu hướng

  • Khi đường EMA30 nằm dưới EMA50 và EMA10 cắt lên trên EMA30 thì đây là tín hiệu dự báo xu hướng giảm sắp kết thúc và chuẩn bị quay trở lại đà tăng giá.
  • Khi đường EMA30 nằm dưới EMA50 và EMA10 cắt xuống dưới EMA30 thì đây là tín hiệu dự báo xu hướng tăng sắp kết thúc để chuẩn bị cho xu hướng giảm.

5. Những điểm hạn chế khi sử dụng đường trung bình động MA

Các đường trung bình động chỉ là một phép toán đơn thuần được tính toán dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ vì vậy những chỉ báo mà đường trung bình động mang lại có tính ngẫu nhiên. Tại một thời điểm, kết quả của đường MA có thể là chỉ báo xu hướng và tín hiệu giao dịch chính xác. Nhưng tại một thời điểm khác, những kết quả này không có giá trị do loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu.

Phải sử dụng kết hợp nhiều đường trung bình khác nhau trong cùng một chu kỳ mới đủ dữ kiện để nhận định các biến động giá. Ví dụ khi sử dụng đường trung bình MA20 bạn nhận thấy giá có xu hướng tăng, nhưng khi áp dụng đường MA100, MA200 thì xu hướng tăng này chỉ là một phần nhỏ trong một xu hướng giảm mà thôi.

Đường trung bình MA là một chỉ báo trễ, tức là chỉ báo biểu thị trên đường trung bình là sự kiện xảy ra rồi. Đây là nhược điểm cố hữu khi sử dụng đường trung bình, nhà đầu tư cần kết hợp thêm các chỉ báo khác để có được những phân tích chính xác hơn để không bỏ lỡ tín hiệu giao dịch từ thị trường.

6. Lưu ý khi sử dụng đường trung bình động MA

  • Những chỉ báo từ đường MA có giá trị trong thời điểm này nhưng không có giá trị trong thời điểm khác.
  • Đường MA chỉ phát huy hiệu quả khi thị trường đã xác lập xu hướng rõ ràng.
  • Nên sử dụng đường trung bình động ngắn để xác định thời điểm mua khi giá tăng mạnh.
  • Không nên sử dụng quá nhiều đường MA trong cùng một biểu đồ giao dịch sẽ dễ khiến nhà đầu từ bị “rối”.
  • Phải kết hợp sử dụng thêm các chỉ báo khác để đảm bảo tính chính xác khi phân tích.

7. Tổng kết

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đường MA là gì và những cách sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật. Mong rằng nội dung trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Để cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất những thông tin về thị trường, hãy tải ngay ứng dụng 24hmoney và thường xuyên truy cập trang chủ https://24hmoney.vn/ nhé

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại