24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Minh Nhật
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Được cởi nút thắt tăng vốn, VietinBank hút mạnh dòng tiền

Ngân hàng TMCP VietinBank trở thành hiện tượng của nhóm Big 3 về thanh khoản cổ phiếu ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước.

Trong phiên giao dịch ngày 24/5 cổ phiếu CTG - Ngân hàng TMCP VietinBank (HoSE) lần đầu tiên khớp lệnh với thanh khoản khổng lồ lên tới 30,5 triệu cổ phiếu, chỉ đứng sau khối lượng của STB.

Có khá nhiều nguyên do khiến thanh khoản của cổ phiếu CTG trở thành điểm sáng của nhóm Big 3 nói riêng và toàn thị trường nói chung, trong đó nguyên nhân chủ chốt làphương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước gần 7.000 tỉ đồng vào Vietinbank theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước, đã chính thức được Chính phủ phê duyệt.

Theo phương án,VietinBank sẽ được bổ sung vốn hơn 6.977 tỉ đồng để duy trì tỉ lệ sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng này.

Vốn Nhà nước được bổ sung từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông nhà nước thông qua việc VietinBank phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau trích lập các quỹ năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Trên thực tế đây không là thông tin mới bởi từ tháng 5 năm trước, Chủ tịch VietinBank đã kiến nghịđề nghịChính phủ phê duyệt sửa đổi Nghị định 91/2015 và phương án tăng vốn tự có cho các ngân hàng thương mại (NHTM)Nhà nước, để các ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tái cơ cấu hoạt động, đón đầu các cơ hội mới sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tiếp đó, đến tháng 10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, mở đường cho cơ hội tăng vốn của các ngân hàng Big3. Tuy nhiên, với phê duyệt tờ trình cụ thể, các đề xuất, phương án hiện nay đã không còn chỉ là điều mong đợi. Nhà đầu tư cũng có thể yên tâm hơn với một VietinBank có hệ số an toàn vốn CAR cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy tăng tín dụng, đưa đến kết quả kinh doanh tăng trưởng năm 2021.

Với lực nâng đỡ thông tin chính sách đặc biệt, dù có điểm trừ là khối ngoại xả hàng tới 3,5 triệu cổ phiếu trong phiên 24/5, CTG của VietinBank vẫn đủ sức để lần đầu tiên lọt vào Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ, nơi đang có các ông lớn như Hòa Phát (HPG) Vietcombank(VCB) VietinBank (CTG) Vinhome (VHM) đứng đầu toàn thị trường về lợi nhuận sau thuế. Đồng thời, VietinBank lần đầu tiên vượt mặt "bò sữa" Vinamilk về giá trị vốn hóa.

VietinBank cũng đang được nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng khi ngân hàng này đang dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận (tăng 169%) nhờ thu nhập lãi thuần tăng 26% (do chi phí huy động giảm 20%), thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 21% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 69% tại cuối quý I/2021.

Báo cáo lần đầu của Công ty CK VNDirect khuyến nghị cổ phiếu CTG với giá mục tiêu 53.700đ/cp dựa trên phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (chi phí vốn: 13%, tăng trưởng dài hạn: 4%, tỷ trọng 50%) và P/B mục tiêu 2,0x cho 2021 (tỉ trọng 50%).

Hiện tại, CTG đang giao dịch tại mức 1,6x P/B 2021, thấp hơn một chút so với trung bình ngành. VNDirect cho rằng với giá cổ phiếu hiện nay cho thấy CTG đủ hấp dẫn với 1 ngân hàng có quy mô lớn và có ROE trung bình 2021-22 ở mức 19%.

Bên cạnh đó, CTG có vị thế để mở rộng sang ngân hàng bán lẻ nhờ cơ sở khách hàng và mạng lưới chi nhánh rộng lớn. Ngoài ra, VnDirect kỳ vọng hợp đồng hợp tác độc quyền bán bảo hiểm với Manulife sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí của VietinBank trong tương lai.

Được cởi nút thắt tăng vốn, VietinBank hút mạnh dòng tiền

CTG lọt câu lạc bộ lãi 1000 tỷ trong quí 1/2021

Mới đây tại ĐHCĐ ngày 16/04, CTG đã được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2,1% và tăng trưởng tín dụng 7,5%. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo CTG khá tự tin với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận từ 10-20% và đã xin điều chỉnh kế hoạch theo phương án này. Kết quả ước tính lợi nhuận trước thuế quí 1/2021 ngân hàng đạt 7.000 – 8.000 tỷ đồng. CTG còn đang chờ được phê duyệt cho phép trả cổ tức bằng cổ phiếu 28,8% cho năm 2017-2018.Riêng năm 2020, CTG sẽ trả cổ tức tiền 5% và 12,7% - 17,8% cổ tức cổ phiếu.

VNDirect dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng kép 24% giai đoạn 2021-2023 của CTG được thúc đẩy bởi tăng trưởng kép cho vay 8%/năm; biên độ lãi ròng (NIM) tăng 10 điểm cơ bản nhờ định hướng cho vay bán lẻ và thu nhập ngoài lãi đạt tăng trưởng lũy kế kép (CAGR) 23%. Theo đó, chi phí dự phòng giảm bình quân 7% trong năm 2021-2023 từ mức tăng 13,3% trong 2017-20, sau khi CTG đã thanh lý hết trái phiếu đặc biệt VAMC năm 2020…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả