menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Thị Tiến Pro

Đừng giao dịch nếu không hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ?

1. Hỗ trợ và kháng cự là gì?


Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Việc hành vi giá sẽ lặp lại chính là 1 trong 2 quan điểm của trường phái Phân tích kỹ thuật.

Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.

Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.

Dưới đây là ví dụ về hỗ trợ kháng cự:

Đừng giao dịch nếu không hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ?

Trong ví dụ là mô phỏng thị trường trong xu hướng tăng.

Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự.

Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian. Tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.

2. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
2.1. Hỗ trợ kháng cự là vùng giá
Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.

Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

2.2. Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự theo cách trên, bạn có thể sử dụng 1 mẹo rất hay, đó là chuyển biểu đồ nến về biểu đồ đường (Line chart).

Biểu đồ đường là biểu đồ nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau. Vì nó chỉ có một đường nên bạn sẽ dễ nhìn hơn trong những giai đoạn thị trường bị quét nhiều lần.

Nhìn vào hình ảnh ví dụ dưới đây, bạn có thể vẽ hỗ trợ và kháng cự của mình xung quanh các khu vực nơi bạn thấy các vùng đỉnh và đáy dễ dàng hơn rất nhiều so với biểu đồ nến.

Đừng giao dịch nếu không hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ?
3. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Khi mới tập xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ thấy có rất nhiều ngưỡng hỗ trợ kháng cự, bạn sẽ bối rối không biết vùng nào mới là vùng TIỀM NĂNG để giao dịch.

Có 2 loại vùng hỗ trợ kháng cự mà bạn nên tập trung hơn khi giao dịch, đó là:

3.1. Vùng hỗ trợ kháng cự quanh giá hiện tại

Trong rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

Lúc mới giao dịch, tôi đã vẽ rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự lên biểu đồ, vẽ một cách chằng chịt. Sau đó tôi hiểu rằng cần gì vẽ các vùng kháng cự ở quá cao nếu kháng cự ở gần còn chưa bị phá vỡ?

Đây là ví dụ cách vẽ hỗ trợ kháng cự đơn giản.

Đừng giao dịch nếu không hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ?

3.2. Vùng hỗ trợ kháng cự đúng khung thời gian

Việc xác định hỗ trợ và kháng cự sai khung thời gian dẫn đến việc lên ý tưởng giao dịch không hợp lý.

Ngoài việc vẽ chằng chịt các ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đây cũng là một lỗi rất nhiều người mới mắc phải. Tôi sẽ giải thích và hướng dẫn bạn cụ thể.

Đang xem biểu đồ khung thời gian nào thì chỉ vẽ hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian đó!

Đừng giao dịch nếu không hiểu về vùng kháng cự và vùng hỗ trợ?
4. Những lưu ý về hỗ trợ và kháng cự
4.1. Hỗ trợ kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó

Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.

Khi một kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Nói cách khác, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá tăng càng mạnh. Và ngược lại với hỗ trợ.

4.2. Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi bị phá vỡ, và ngược lại

Khi giá phá vỡ hỗ trợ thì hỗ trợ đó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai khi giá quay lại, và ngược lại với kháng cự.

Việc kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị phá vỡ là điều rất cơ bản nhưng cũng có những hiệu quả nhất định khi áp dụng vào giao dịch.

4.3. Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào?

Đôi khi bạn sẽ thấy một hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra rằng thị trường chỉ đang “test” vùng giá đó mà thôi.

VẬY KHI NÀO HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ ĐƯỢC COI LÀ ĐÃ BỊ PHÁ VỠ?

Câu trả lời là KHI GIÁ ĐÓNG CỬA NẾN VƯỢT QUA HỖ TRỢ KHÁNG CỰ! Điều này rất quan trọng khi đưa ra nhận xét hỗ trợ hay kháng cự đã bị phá hay chưa.

5. Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
#1: Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ kháng cự

Như tiêu đề rõ ràng, đó là đặt lệnh Buy/Buy limit ngay tại hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell limit ngay tại kháng cự.

Lệnh đầu tiên, BUY tại hỗ trợ, đây là một lệnh đúng.

Lệnh thứ hai, SELL tại kháng cự, đây cũng là một lệnh đúng.

Lệnh thứ ba, BUY tại hỗ trợ một lần nữa, đây là một lệnh thua lỗ.

#2. Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự

Tín hiệu đảo chiều bạn cần chờ đợi tại vùng hỗ trợ và kháng cự là tín hiệu gì?

Có nhiều “kiểu” tín hiệu đảo chiều, tùy theo cách nhìn của mỗi người. Đó có thể là tín hiệu breakout trendline hoặc kênh giá, tín hiệu đảo chiều của Moving Average, MACD, RSI…

#3. Đặt lệnh ngay khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ

Cách này tức là bạn đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự. Tức là đặt lệnh Sell/Sell stop khi hỗ trợ bị phá, đặt lệnh Buy/Buy stop khi kháng cự bị phá.

#4. Chờ giá quay lại hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ

Bạn đã biết kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó (gọi là retest).

Nguồn: Sinvest.vn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Dương Thị Tiến Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại