Đừng biến khen thưởng thành hình phạt đối với học sinh
Đã đến lúc nhà trường, thầy cô giáo và các cấp quản lý giáo dục cần nhìn nhận lại việc khen thưởng sao cho đúng với ý mục đích, ý nghĩa.
Đã đến lúc nhà trường, thầy cô giáo và các cấp quản lý giáo dục cần nhìn nhận lại việc khen thưởng sao cho đúng với ý mục đích, ý nghĩa, động cơ để tránh khỏi những hệ lụy không đáng có của công tác thi đua khen thưởng đối với người được khen cũng như cộng đồng xung quanh họ.
Khen thưởng là cần thiết
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng khen thưởng để khuyến khích những tập thể và cá nhân có thành tích, đóng góp xuất sắc cho xã hội, cộng đồng; đồng thời có hình phạt nhằm để răn đe, ngăn chặn những hành vi (hành động) đi ngược lại lợi ích xã hội hoặc ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Xã hội văn minh tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống thưởng phạt đảm bảo tính công khai, minh bạch với các tiêu chí cụ thể, thậm chí được luật hóa để giúp các cá nhân nỗ lực phấn đấu đóng góp, giúp ích cho cộng đồng, quê hương, đất nước đồng thời biết để phòng tránh những việc làm có hại, nguy hiểm cho xã hội.
Việc thưởng phạt có ý nghĩa giáo dục không chỉ đối với loài người mà còn được áp dụng cho việc thuần hóa các con vật. Các huấn luyện viên xiếc động vật sử dụng hài hòa cả khen thưởng lẫn hình phạt để buộc con thú phục tùng, phụ thuộc vào hiệu lệnh của mình.
Tuy nhiên, huấn luyện viên phải hết sức khéo léo và linh hoạt vì mỗi loài vật khác nhau thì tiếp nhận và phản ứng của chúng cũng khác nhau. Nguyên tắc cơ bản là con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi; nếu không, chúng sẽ có những phản ứng tiêu cực và hậu quả sẽ khôn lường.
Trong giáo dục và đào tạo, khen thưởng là cần làm thường xuyên. Xét về khoa học hành vi, não bộ con người hoạt động dựa trên hai quá trình hưng phấn và ức chế. Tác dụng của hưng phấn là làm diễn biến những phản xạ có điều kiện; trong khi đó ức chế là làm giảm cường độ hoặc xoá bỏ những phản xạ có điều kiện. Do nó, nếu học sinh được tạo hưng phấn thì chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo sẽ cao hơn.
Nhưng cần phải cẩn trọng
Mặc dù khen thưởng có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục và đào tạo, nhưng để khen như thế nào cho đúng với mục đích, ý nghĩa, động cơ thì lại là việc cần bàn. Thiết nghĩ, việc khen thưởng học sinh nên cân nhắc những nội dung sau:
Ví dụ, những học sinh giỏi thể thao thì khó có thể học tốt các môn văn hóa vì các em dành thời gian phần lớn luyện tập trên sân. Do đó, không thể đánh đồng tiêu chí khen thưởng là tất cả học sinh phải đạt học sinh khá hay giỏi về các môn văn hóa. Nếu không, sẽ dễ nảy sinh những tiêu cực về điểm đối với những học sinh giỏi thể thao.
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ rằng mục đích của việc khen thưởng học sinh là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, chứ không nhằm so sánh, xếp hạng giữa các học sinh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận