Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này lên kế hoạch giữ chế độ chờ đối với 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại nhằm đảm bảo người dân có đủ điện dùng trong mùa Đông tới.
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Habeck ngày 5/9 nhấn mạnh động thái này không có nghĩa là Berlin từ bỏ lời hứa trước đó về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.
Nhà chức trách nhấn mạnh cuộc kiểm tra gần đây của các nhà điều hành lưới điện cho thấy Đức có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện vào mùa Đông tới trong bối cảnh thị trường năng lượng châu Âu đang bị siết chặt.
“Rất khó nói trước chúng ta sẽ gặp phải các tình huống và kịch bản khủng hoảng. Tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an toàn đối với việc cung cấp nguồn điện”, Bộ trưởng Habeck cho hay.
Tuy nhiên, động thái trên dường như không nhận được sự đồng thuận từ các thành viên đảng Xanh của Bộ trưởng Habeck. Các thành viên của đảng này và các đối thủ khác coi năng lượng hạt nhân là một công nghệ có nguy cơ cao tạo ra chất thải phóng xạ sẽ và đè thêm gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Mặc dù trước đó, chính phủ cam kết tất cả ba lò phản ứng hạt nhân còn lại của Đức sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022 song hai nhà máy phía Nam Isar 2 và Neckarwestheim 2 vẫn được duy trì ở trạng thái dự phòng cho đến giữa tháng 4 năm sau nếu như bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra. Các hai nhà máy này đều đạt công suất 1.400 megawatt.
Bộ trưởng Habeck lưu ý hai nhà máy hạt nhân này sẽ không được trang bị nhiên liệu mới. “Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Các nhà máy sẽ chỉ mở cửa khi chúng ta cần thêm điện”, nhà chức trách phát biểu tại buổi họp báo.
Berlin cũng đang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo nguồn cung điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và tăng công suất lưới điện
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận