Đức gây sốc khi yêu cầu áp giá trần đối với khí tự nhiên hoá lỏng của Mỹ
Khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Mỹ liệu có phải chịu giá trần như khí đốt của Nga khi mới đây đã có ý tưởng về việc này?
Tưởng như chỉ có các sản phẩm dầu và khí đốt Nga phải chịu mức hạn chế bằng phương pháp áp giá trần thì thật bất ngờ khi được biết LNG của Mỹ cũng đang đứng trước một nguy cơ tương tự.
Trong khi nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) dưới sự bảo trợ của Mỹ đang thực hiện và thử nghiệm ý tưởng về mức trần giá dầu cùng với khí đốt của Nga, thì một trong những đồng minh cốt lõi của Washington là Đức đã có một động thái bất ngờ.
Cụ thể, Berlin đã đưa ra ý tưởng yêu cầu nước Mỹ phải có biện pháp hạn chế chi phí khí tự nhiên hóa lỏng được nhập khẩu vào châu Âu. Điều này đã được Thủ tướng Liên bang Đức - ông Olaf Scholz tuyên bố trên kênh Phoenix TV.
Theo ông Olaf Scholz, Đức muốn thảo luận với các nhà cung cấp tài nguyên quan trọng như Mỹ và Na Uy về cách giảm chi phí khí đốt ở trên thị trường châu Âu trong bối cảnh khu vực đối diện cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng.
"Chính phủ Đức nhất trí cho rằng giá nhiên liệu nhập khẩu đang ở mức quá cao, do vậy cần phải giảm giá thành và điều tiết. Các nhà cung cấp chính bao gồm Mỹ và Na Uy sẽ giúp chúng tôi thực hiện việc này".
Thủ tướng Scholz - người trở về sau hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các quốc gia Liên minh châu Âu đã đưa ra thông điệp cực kỳ đáng quan tâm nói trên.
Trên thực tế, Đức đang yêu cầu thực hiện ý tưởng về các biện pháp "giới hạn giá" đối với LNG của Mỹ được thực hiện ngay cả trước khi sáng kiến này có hiệu lực đối với dầu và khí nhập khẩu từ Nga.
Rất có thể mức giá trần như vậy sẽ được đặt ra chỉ dành cho các nguồn năng lượng của phương Tây, chứ không phải của Nga. Bởi vì dầu và khí đốt của phương Tây có giá khá cao và nguồn cung của họ cho EU là không thực sự nhiều.
Trước diễn biến trên, trang Reporter bình luận, trong một thời gian dài, Mỹ đã được hưởng lợi từ sự hào phóng của chính phủ Đức, Washington đã thu lợi nhuận cực kỳ lớn giữa tình cảnh khó khăn của đồng minh.
Điển hình như Berlin đã phân bổ hàng chục tỷ Euro cho các công ty Đức để mua toàn bộ khối lượng nhiên liệu nhập khẩu, điều này đã kích thích sự gia tăng giá bán khí đốt, thực tế trang mang lại lợi ích lớn cho các thương nhân Mỹ.
Giờ đây, Mỹ có nguy cơ bị đối xử giống như cách họ đang cố gắng hạ gục Nga. Mọi hành động trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga đang ngày càng biến thành một chiếc boomerang, quay trở lại tấn công họ với những hậu quả khôn lường.
Bây giờ Berlin đã có những nỗ lực to lớn để lấp đầy các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất (UGS) bằng khí đốt siêu đắt đỏ, nhằm bù đắp sự thiếu hụt nhiên liệu nhập khẩu từ Liên bang Nga để đáp ứng yêu cầu dự trữ.
Nhưng đã đến lúc phải nghĩ đến năm tiếp theo, khi tất cả khí đốt được tiếp nhận từ Mỹ phải có chi phí thấp nhất. Sẽ không còn sự hào phóng từ Đức, cũng như các thương nhân Mỹ sẽ không thấy siêu lợi nhuận nào nữa.
Mặc dù vậy đây mới là ý tưởng được đưa ra và sẽ không dễ dàng để biến tham vọng trên trở thành hiện thực khi Mỹ có quá nhiều công cụ gây áp lực lên châu Âu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận