Dự thảo thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN có gì nổi bật?
Mình điểm sơ qua một số nội dung từ dự thảo thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN xem có gì nổi bật ảnh hưởng tới TTCK và BĐS không nhé. Dĩ nhiên, đọc chung dự thảo thì đánh giá là đang hướng dần theo tiêu chuẩn quốc tế, và ngắn hạn có can thiệp chút về mặt kỹ thuật cho phù hợp với thị trường Việt Nam.
1. Về trần chi phí vay nước ngoài
- Thứ nhất, có quy định trần bằng tiền ngoại tệ và VND, cụ thể hơn so với cái cũ
- Thứ hai, quy định luôn trường hợp cố định, trường hợp thả nổi để thoải mái lựa chọn và tính lâu dài của Thông tư.
- Trần giới hạn vốn vay chung theo quy định của Chính phủ hàng năm, nói chung để đảm bảo anh em đừng vay nước ngoài quá = cá nhân riêng lẻ thì chỉ nhìn chênh lệch lãi suất, nhưng ở góc độ quốc gia thì vay nhiều quá dẫn tới nhu cầu USD nhiều một lúc nào đó, sẽ ảnh hưởng tới điều hành tỷ giá.
Còn đánh giá thì cái này là chuẩn, hạn chế mấy anh chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế mấy anh tào lao đi vay LS cao.
2. Quy định về phái sinh ngoại tệ
- Nói chung quy định anh nào đi vay phải phái sinh để tránh rủi ro tỷ giá, tức từng cá thể phải tự bảo vệ cho mình, còn rộng ra là bảo vệ cho đất nước.
- Quy định cũng giới hạn mức vay tối thiểu 500k USD mới cần phái sinh phòng ngừa, cũng loại trừ một vài trường hợp riêng như có ngoại tệ phòng ngừa thì khỏi phải mua phái sinh....
Đánh giá tăng chi phí vay, nhưng cơ bản là an toàn cho tổ quốc.
3. Về điều kiện xử lý tài sản đảm bảo
Quy định cụ thể luôn đầu mối xử lý tài sản đảm bảo là TCTD, chi nhánh NHNN, pháp nhân VN...nói chung anh phải xử lý là xử lý bằng thanh lý, đừng có cấn nợ qua lại ko có dòng tiền thực.
4. Quy định cụ thể về vay vốn ngắn hạn và trung dài hạn với từng đối tượng
- Với TCTD:
+ Vay ngắn hạn thì giới hạn trên vốn chủ sở hữu
+ Vay trung dài hạn thì giới hạn từng tỷ lệ trên vốn tự có và chia tỷ lệ TCTD là ngân hàng và phi ngân hàng.
Nói chung quy định này chỉ ảnh hưởng một số BANK hay vay nước ngoài thôi, thường là bank tư nhân, danh sách sẽ sort sau, nhưng nhìn chung ko ảnh hưởng quá lớn.
- Với Doanh nghiệp:
Đây là đối tượng chính muốn siết nè, vì lượng vay nước ngoài chiếm 70-80% tổng vay nước ngoài và siết ở các điểm chính sau:
+ Vay ngắn hạn nước ngoài thì cho nhu cầu ngắn hạn và ko được dùng để mua chứng khoán, vốn góp, cổ phần, BĐS và nhận chuyển nhượng dự án.
= Khỏi cần nói thì điều này sẽ ảnh hưởng tới một số lượng lớn cá mập hay dùng vốn ngắn hạn đi thâu tóm, giờ siết rồi chắc chuyển lách qua mua dài hạn thì may ra. Tới đây TS mà giảm thì chắc phải vay dài hạn mà đầu tư, chứ ko được mua bán ăn chênh lệch nữa.
+ Vay dài hạn thì có quy định rõ quy mô vay trên vốn chủ để tránh nhiều chân gỗ vay đòn bẩy nợ quá nhiều, cái này chắc cũng ko ảnh hưởng nhiều, vì nếu là khoản vay chân chính thì bên cho vay họ cũng làm như vậy rồi.
Tổng kết:
- Sức ảnh hưởng của Dự thảo này sẽ ảnh hưởng cơ bản là giúp cho rủi ro tỷ giá điều hành sẽ được đảm bảo, hạn chế những rủi ro bất thường về vay nợ nước ngoài ở khu vực tư nhân = điều hành tỷ giá sẽ an toàn hơn.
- Ảnh hưởng ngân hàng thì chỉ một số bank tư nhân có vay nợ nước ngoài nhiều, nhưng cái này ko lớn, có thời gian điều tiết được.
- Với vay mua chứng khoán thì chỉ ảnh hưởng một số tổ chức lớn (chắc mọi người cũng đoán là ai), nhưng ảnh hưởng lên thị trường ko nhiều, thiếu gì cách; Với BĐS có vẻ sẽ nặng hơn, vì việc chuyển nhượng các dự án thường cần các nguồn vốn lớn, nhanh = thường Tây mới có, chứ ta siết quá;
(Viết trong lúc chuẩn bị đi nhậu xem đá bank, đọc lướt và viết khoảng vài chục phút có thể sai sót hoặc chưa đủ ý, anh em thông cảm, mà không thông cảm thì cũng kệ)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận