Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt còn nhiều điểm không hợp lý
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt.
Theo quy định tại Điều 2 Dự thảo các đối tượng sau là đối tượng bị xử phạt: Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, VCCI cho rằng quy định trên là chưa phù hợp ở các điểm:
Do đó, VCCI khẳng định Dự thảo xác định “các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện)” là đối tượng bị xử phạt là chưa phù hợp.
Vì vậy, Dự thảo xác định đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 là chưa thực sự phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư.
Để đảm bảo tính thống nhất, VCCI đề nghị Ban soạn thảo: Bỏ cụm từ “các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện)” tại điểm b khoản 2; bỏ quy định tại điểm d; tách “văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam” ra khỏi điểm d thành quy định riêng về đối tượng bị xử phạt.
Ngoài ra, khoản 7 Điều 19 Dự thảo quy định các khung phạt tiền khác nhau để xử phạt đối với các hành vi: Sản xuất phân bón khi đã bị đình chỉ hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đã hết hạn và bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi; Sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón.
VCCI cho rằng xét bản chất, hai hành vi trên đều có cùng tính chất là sản xuất phân bón không có giấy phép (giấy phép hết hạn/bị tước/bị thu hồi có nghĩa là không có giấy phép tại thời điểm sản xuất).
“Dự thảo quy định hai khung xử phạt khác nhau cho hai hành vi có cùng tính chất vi phạm dường như chưa hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo quy định cùng khung xử phạt đối với hai hành vi trên”, VCCI khẳng định.
Tương tự, điểm g khoản 7, khoản 8 Điều 9 Dự thảo quy định các khung xử phạt khác nhau đối với các hành vi vi phạm có cùng tính chất sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trong đó khoản 8 xác định khung xử phạt đối với hành vi này dựa trên giá trị của số phân bón được sản xuất hoặc số lợi bất chính được thu về, còn điểm g khoản 7 lại quy định chung cho hành vi.
Để đảm bảo tính hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo gộp chung hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 7 và khoản 8 vào một khung xử phạt, trong đó xác định các khung xử phạt dựa trên giá trị phân bón được sản xuất hoặc số lợi bất chính được thu về tương tự như thiết kế tại khoản 8.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận