Dự thảo luật các tổ chức tín dụng sửa đổi sẽ tác động như thế nào tới Bancasurance?
Với 450/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương, 210 điều (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, bỏ 4 điều, bổ sung 11 điều, giữ nguyên 15 điều và chỉnh lý kỹ thuật các điều khác).
Đợt sửa đổi này có nhiều điểm mới, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn nhấn mạnh thay đổi đối với hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD tại Điều 5, Điều 113 tại luật số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017. Tại kỳ họp vừa rồi, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội đã chỉnh lý dự thảo luật theo hướng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Đồng thời, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tác động của sự thay đổi này tới kênh Bancassurance trong thời gian tới, trước hết chúng ta cần biết các công ty bảo hiểm và ngân hàng đang phân phối các sản phẩm bảo hiểm nào? Sản phẩm bảo hiểm đó có được quy định là bắt buộc theo pháp luật Việt Nam hay không? Rồi thì công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ phải làm gì để không vi phạm khi luật sửa đổi được ban hành?
I. Các loại hình/sản phẩm bảo hiểm đang được phân phối qua kênh Bancasurace
Cùng với các đối tác bảo hiểm của mình, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau, nhưng phân theo kỹ thuật bảo hiểm, kênh hợp tác này cũng chỉ đang phân phối hai loại hình chính đó là :
1. Bảo hiểm phi nhân thọ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm); Với loại hình này, có thể nhắc tới các sản phẩm bảo hiểm tiền vay, tiền gửi, bảo hiểm ô tô, xe máy…
2. Bảo hiểm nhân thọ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời...). Với loại hình này, các ngân hàng thường hợp tác/hợp tác độc quyền với các công ty bảo hiểm trên thị trường như FWD, Prudential, Manulife, AIA…
II. Các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo luật pháp Việt Nam hiện hành:
1. Bảo hiểm y tế
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Bảo hiểm tai nạn lao động
4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới
5. Bảo hiểm thất nghiệp
6. Bảo hiểm cháy nổ
Chúng ta có thể thấy rằng, đa số các loại hình/sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang phân phối đều thuộc loại hình bảo hiểm tự nguyện chứ không nằm trong nhóm“ bắt buộc”. Điều đó cũngcó nghĩa rằng dự thảo luật sẽ tác động trực diện vào kênh bancassurance hiện tại. Hay chính xác hơn, quốc hội và chính phủ đanh thép gửi tới các công ty bảo hiểm và ngân hàng hợp tác một thông điệp là HÃY THAY ĐỔI ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN, còn thay đổi như thế nào thì chắc các công ty bảo hiểm và ngân hàng liên kết cũng đã hiểu rất rõ. Phải thừa nhận rằng bảo hiểm là văn minh, là rất tốt, bancassurance là xu thế. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng vẫn tồn tại một bộ phận tư vấn viên, chuyên viên tư vấn chưa đủ năng lực, kỹ năng để tư vấn bán hàng đúng với nhu cầu của khách hàng. Vẫn còn đó một vài trường hợp nhân viên ngân hàng, nhân viên bảo hiểm sử dụng “quyền lực mềm” để định hướng hành vi mua hàng của khách hàng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng vay – nhóm được cho là “ cần tới sự hỗ trợ của ngân hàng” nếu muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Để phù hợp với thực tiễn khách quan, chúng ta hình dung được một vài thay đổi mà các công ty bảo hiểm và ngân hàng chắc chắn sẽ phải thực hiện trong năm 2024, kể cả 2025 sắp tới, có thể kể đến một số thay đổi như:
Luật mới đang trong thời gian dự thảo, sẽ cần thời gian để ban hành. Sau khi ban hành, còn chờ các Nghị Định, Thông Tư để hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên đây là hồi chuông cảnh tỉnh để ngành, kênh nhanh chóng tái thiết, thay đổi để còn phát triển bền vững hơn trong tương lai. Với kỳ vọng là một trong những nhóm ngành đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước trong nhiều năm tới, rõ ràng bảo hiểm nói chung, bảo hiểm nhân thọ và kênh Bancassurance nói riêng sẽ còn rất nhiều việc phải làm để ổn định và phát triển bền vững. Mục tiêu hướng tới trước mắt của kênh Bancassurance là nâng cao tỷ trọng đóng góp trên tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ như các quốc gia phát triển khác trong khu vực. Còn đích đến trung hạn của toàn ngành bảo hiểm là đóng góp 3-3,3% GDP và 18% dân số Việt Nam có bảo hiểm tại thời điểm 2030, theo quyết định số 07/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 do Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký Ngày 05/01/2023.
Cảm ơn các bạn đã đọc tin.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận