Dư nợ cho vay margin sẽ giảm mạnh trong quý 4?
Dự báo, dư nợ cho vay margin trong quý 4 sẽ giảm mạnh bởi thị trường còn nhiều khó khăn trước bối cảnh vĩ mô ngoại biên còn nhiều rủi ro khó lường.
Hơn 1 tháng trở lại đây, tình trạng call margin và bán giải chấp đã liên tục diễn ra tại một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán - nhất và nhóm bất động sản. Việc sếp và cổ đông tại một số doanh nghiệp này bị công ty chứng khoán bán giải chấp không chỉ một mà nhiều lần trong thời gian ngắn tiếp tục khiến cổ phiếu chưa thể "cắt cơn" giảm giá.
Nỗi lo giải chấp cũng vô hình tác động đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường khiến các chỉ số nhiều phiên giảm mạnh với hàng trăm mã chứng khoán "nằm sàn".
Cổ phiếu giảm điểm - cổ đông thiệt hại về giá trị tài sản đầu tư; cổ phiếu giảm điểm kích hoạt làn sóng xả bán khiến thị trường khó hồi phục hơn và... cổ phiếu giảm điểm cũng đem đến nỗi lo cho các công ty chứng khoán - nhất là nhóm đang có dư nợ cho vay margin cao.
Bất chấp việc chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm tới 612 điểm - tương đương hơn 40% chỉ sau 7 tháng (tính từ mức cao lịch sử 1.524 điểm phiên 4/4 đến hết phiên 15/11/2022), giá trị cho vay margin tại các công ty chứng khoán vẫn tăng mạnh trong quý 3 vừa qua.
Thống kê tại 40 công ty chứng khoán top đầu cho vay margin, con số này tính đến 30/9 là 170.000 tỷ đồng - tăng 30.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý 2/2022 song đã giảm 13.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Mặc dù thị trường giảm điểm song khoản cho vay margin vẫn tăng nguyên nhân do từ đầu quý 3, VN-Index đã hồi phục mạnh khiến nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường nên đã tăng vay mua chứng khoán.
Thậm chí, dư nợ cho vay margin thời điểm đầu quý 3/2022 có thể lớn hơn rất nhiều so với mức 170.000 tỷ đồng ghi nhận cuối quý bởi trong suốt chu kỳ giảm điểm của tháng 9, hoạt động bán giải chấp đã diễn ra trên diện rộng,...
Dự báo, dư nợ cho vay margin trong quý 4 sẽ giảm mạnh bởi thị trường còn nhiều khó khăn trước bối cảnh vĩ mô ngoại biên còn nhiều rủi ro khó lường. Trong nước, mặt bằng lãi suất tăng cao đã khiến một lượng tiền đã rút khỏi thị trường chứng khoán.
Dẫn thống kê từ VnEconomy, lượng tiền gửi tại 30 công ty chứng khoán top đầu đã giảm mạnh trong quý 3/2022 từ 79.000 tỷ đồng về còn 65.000 tỷ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận