Dữ liệu thị trường và tổng quan kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán niêm yết trong quý 2-2023
1/ KQKD của các CTCK niêm yết trong Quý 2-2023 và P/B
Ngành Chứng khoán trong quý 2 có mức tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong nhóm tài chính, lợi nhuận sau thuế của các CTCK trên sàn tăng 72% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 98% so với quý 1 của năm 2023. Nhìn vào con số tuyệt đối hơn 3100 tỷ lợi nhuận, có thể thấy mặt bằng lợi nhuận của ngành đã quay lại mức nền của năm 2021.
Chúng tôi đánh giá ngành chứng khoán đã có sự hồi phục khá tốt trong Q2.2023, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm và dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán thì triển vọng của ngành vẫn còn rất tốt trong 2 quý tiếp theo.
Lợi nhuận sau thuế và P/B của CTCK niêm yết. Nguồn: WiChart.vn
2/ Số lượng tài khoản mở mới tại CTCK niêm yết
Trong quý 2, chúng tôi nhận thấy số lượng tài khoản mở mới có sự thay đổi lớn, chỉ riêng trong tháng 5 có hơn 100 ngàn tài khoản nhà đầu tư cá nhân đã mở mới và tham gia thị trường. Bước sang tháng 6, số lượng tài khoản tiếp tục tăng mạnh, vượt mức 122,000 tài khoản mở mới, đây có thể là dấu hiệu cho một thị trường chứng khoán sôi động trở lại trong thời gian tới.
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại CTCK niêm yết. Nguồn: WiChart.vn
3/ Dư nợ margin trên thị trường chứng khoán tại CTCK niêm yết
Theo thống kê từ Widata, mức dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của các CTCK niêm yết trên sàn đang ở mức 69 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với quý 1/2023.
Một điểm tích cực của ngành, là tỷ lệ cho vay ký quỹ trên vốn chủ sở hữu của toàn ngành đã giảm chỉ còn quanh mức 61.47%, điều này cho thấy sau đợt tăng vốn 2022 thì các CTCK còn rất nhiều dư địa để cho vay ký quỹ (margin) và đẩy mạnh mảng này trong thời gian tới.
Dư nợ margin và tỷ lệ cho vay ký quỹ của CTCK niêm yết. Nguồn: WiChart.vn
4/ Tiền gửi tại CTCK niêm yết
Lượng tiền gửi đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 30/6/2023 tại các CTCK niêm yết đang là 32 nghìn tỷ, tăng 14.9% so với cùng kỳ.
Dòng tiền không còn xu hướng rút ra như giai đoạn 2022 và quý 1/2023 mà chuyển sang giai đoạn duy trì và thu hút thêm dòng tiền mới.
Việc giảm lãi suất tiền gửi trong quý 2, kênh trái phiếu tắc nghẽn cũng là nguyên nhân khiến cho dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận