menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhật Anh

Dư địa tiền tệ hẹp, gói hỗ trợ 2,84% GDP dự kiến tác động tới đâu?

Gói hỗ trợ nên dùng cho an sinh xã hội sau dịch

Sức ép lạm phát là hiện hữu, mức cung tiền trong nền kinh tế cũng phải hạn chế lại trong năm nay. Do đó, hỗ trợ của nền kinh tế nếu có, sẽ đến từ chính sách tài khóa.

Trước tình hình kinh tế còn bất định, có nhiều ý kiến đặt ra rằng, giá hàng hóa từ năm ngoái đến nay tăng rất mạnh, trong khi chỉ số CPI chỉ xấp xỉ 2%, liệu độ trễ của chính sách tiền tệ hiện nay đối với lạm phát có nguy cơ gì trong thời gian tới? Về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô; Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS cho rằng, khi nhìn lại chỉ số CPI theo báo cáo của Tổng cục Thống kê là rất thấp, tăng chỉ khoảng 1,8%, trong 9 tháng đầu năm quanh quẩn ở mức 2%, nhưng khi nhìn vào chỉ số GDPdeflator (chỉ số điều chỉnh GDP) trong 9 tháng đầu năm đã tăng 23%.

Nghĩa là tăng gấp 10 lần so với CPI, điều đó thể hiện rõ sự phân kỳ giữa 2 chỉ số, trong khi thông thường 2 chỉ số này biến động cùng nhau. Đồng thời thể hiện sức ép lạm phát không hề nhỏ tới nền kinh tế, chủ yếu là do sức cầu giảm mạnh trong mấy tháng vừa qua, khi hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không đến tay người tiêu dùng, tạo ra sự đứt gãy,... Vì vậy, nguy cơ lạm phát tương đối lớn do chi phí sản xuất sớm muộn sẽ phản ánh vào giá cả thị trường hàng hóa đầu ra.

Đáng chú ý, giá lương thực thực phẩm cuối năm sẽ tăng trở lại, do thời gian vừa qua sản xuất thu hẹp, khả năng dẫn đến thiếu nguồn cung trong cuối năm, trong khi cầu được mở rộng và hồi phục. Chưa kể các vấn đề liên quan đến thiên tai, mưa lũ, bão lụt sẽ làm tăng nguy cơ tiêu dùng khá lớn.

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô; Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS, trong bối cảnh mở rộng tiền tệ hiện nay, lãi suất tiền gửi rất thấp, nhu cầu về vốn gần như không tăng trưởng, trừ một số những doanh nghiệp được lợi, còn đa số nhu cầu tín dụng rất thấp, mà ngân hàng cũng không huy động được vốn với lý do đơn giản là người dân gửi tiền ít đi, dịch chuyển nhiều hơn sang bất động sản và chứng khoán. Trên thị trường, bong bóng tài sản đã xảy ra, điển hình là giá cả đất đai từ năm ngoái đến năm nay tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả