Dư địa lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam hậu Covid-19
Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gánh chịu những tác động do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 nhưng trên thực tế, thị trường vẫn đang có niềm tin tăng trưởng bền vững, thậm chí dư địa phát triển còn rất lớn.
Với những chiến thuật chống dịch đúng đắn đi cùng là các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ của Chính phủ đã tạo những tia sáng báo hiệu sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản sau đại dịch Covid-19. Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản tỉnh Khánh Hòa về tiềm năng và sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung, bất động sản miền Trung nói riêng trong những tháng cuối năm.
PV: Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của một số phân khúc như mặt bằng bán lẻ, cho thuê, bất động sản nghỉ dưỡng. Nguyên nhân là do bùng dịch lần thứ 4 tại nhiều địa phương với diễn biến khó lường. Trong khi đó, phân khúc nhà ở tại các thành phố lớn vẫn ghi nhận sự tăng giá, bất chấp những tác động của dịch bệnh. Theo ông, thị trường từ nay đến cuối năm sẽ diễn biến như thế nào, nhất là sau làn sóng Covid lần thứ tư?
Có được kết quả này là nhờ vào sự phát triển lâu đời và ổn định của các đô thị trung tâm tài chính lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã thể hiện vai trò quan trọng là đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Cùng với đó, các chính sách vĩ mô quan trọng được Chính phủ ban hành kịp thời nhằm đạt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế. Bởi vậy, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng phần nào cũng giúp doanh nghiệp có niềm tin, động lực để triển khai công việc trong tình hình mới.
Thị trường bất động sản nói chung trong giai đoạn từ nay cho đến 6 tháng cuối năm 2021 sẽ chỉ hoạt động cầm chừng, thận trọng chờ đợi các chính sách mới từ Luật Đất đai sửa đổi đang hoàn chỉnh trình Quốc hội thông qua.
Một trong những nguồn thu lớn của các tỉnh miền Trung đến từ kinh tế biển và du lịch, nhưng trong hoàn cảnh phải tuân thủ những quy định về giãn cách xã hội và ngành du lịch quốc tế chưa biết khi nào mở cửa lại.
Trước những tác động dây chuyền thì lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng phải gánh chịu những thiệt hại nhất định. Trong giai đoạn này các giao dịch phần lớn sẽ đến từ đối tượng nhu cầu ở thật và nhóm trú ẩn dòng tiền tìm đến các kênh đầu tư đảm bảo như: Ngoại tệ, vàng và đất đai để tránh những biến động bất thường của nền kinh tế có nguy cơ tác động lên đồng tiền. Thời điểm này phân khúc sản phẩm dự án có thương hiệu, uy tín, nhất là có sổ đỏ sẽ là điểm thu hút và ưu tiên hàng đầu trong các giao dịch.
Khu vực miền Trung sở hữu đường biển dài trong đó có những bãi biển đẹp nhất hành tinh được xem là thủ phủ của nghành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, để đầu tư phát triển loại hình bất động sản siêu cao cấp tại miền Trung sẽ cần thêm một số tiêu chí và chính sách. Bởi đây là phân khúc thị trường mới rất tiềm năng, khi các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh tế lớn đến từ thị trường Mỹ, châu Âu sẽ ngày càng nhiều. Các siêu dự án ngoài việc thể hiện bộ mặt phát triển thịnh vượng của quốc gia sẽ còn là nơi giao thương của các tập đoàn lớn, đây là mô hình trước đây đã thành công tại Thượng Hải (Trung Quốc) và Singapore.
Hiện nay khu vực miền Trung đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư đến nhiều lĩnh vực như bất động sản nghỉ dưỡng, công nghiệp công nghệ cao, logistics cảng biển… điển hình tại Khánh Hòa có các dự án cấp mới: Khu công nghiệp Ninh Thủy (200ha), khu công nghiệp Nam Cam Ranh (352ha), Viglacera Vân Phong (300ha)... Hầu hết các phân khúc chung của thị trường bất động sản sẽ hưởng lợi kép từ việc phát triển quỹ đất và khai thác kinh doanh. Có thể nói, dư địa phát triển bất động sản còn rất lớn đối với một quốc gia đang phát triển như là Việt Nam.
PV: Ông dự báo như thế nào về sự hồi phục của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2021?
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!/.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận