24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Anh Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dự báo Philippines sẽ nhập khẩu gạo đạt mức kỷ lục, gạo Việt tiếp tục có lợi thế?

Dự báo năm 2023, nước này cũng nhập khẩu tới 3,3 triệu tấn gạo thay vì 3,1 triệu tấn như dự báo cũ. Năm 2021, Philippines chỉ nhập 2,95 triệu tấn gạo.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới là Philippines có thể nhập thêm 200.000 tấn gạo so với ước tính trước đó. Cụ thể USDA dự báo năm nay Philippines nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, nhưng dự báo mới nâng lên 3,4 triệu tấn, con số nhập khẩu gạo kỷ lục của nước này. Dự báo năm 2023, nước này cũng nhập khẩu tới 3,3 triệu tấn gạo thay vì 3,1 triệu tấn như dự báo cũ. Năm 2021, Philippines chỉ nhập 2,95 triệu tấn gạo.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022 cả nước xuất khẩu 718.081 tấn gạo, tương đương 339,56 triệu USD, giá trung bình 472,9 USD/tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 19% kim ngạch, nhưng giá giảm nhẹ 3,4% so với tháng 7/2022; so với tháng 8/2021 thì tăng mạnh 44,4% về lượng, tăng 40% kim ngạch nhưng giảm 3% về giá.

Trong tháng 8/2022 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines giảm 12,6% về lượng và giảm 16,7% kim ngạch so với tháng 7/2022, đạt 309.543 tấn, tương đương 138,21 triệu USD; nhưng tăng 13,4% về lượng, tăng 4% kim ngạch, giảm 8,2% về giá so với tháng 8/2021. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 8/2022 tăng rất mạnh 96% về lượng và tăng 82% kim ngạch so với tháng 7/2022, đạt 54.223 tấn, tương đương 26,47 triệu USD; so với tháng 8/2021 thì giảm mạnh 40,4% về lượng, giảm 30,6% kim ngạch.

Tính chung cả 8 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 4,79 triệu tấn, tương đương trên 2,33 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng, tăng 9,9% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2021, giá trung bình đạt 486,5 USD/tấn, giảm 9%.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 47,7% trong tổng lượng và chiếm 45,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 2,89 triệu tấn, tương đương 1,06 tỷ USD, giá trung bình 464,6 USD/tấn, tăng mạnh 49% về lượng, tăng 33,9% về kim ngạch nhưng giảm 10,2% về giá so với 8 tháng đầu năm 2021.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm trên 10,9% trong tổng lượng và chiếm 11,5% trong tổng kim ngạch, đạt 520.445 tấn, tương đương 269,21 triệu USD, giá trung bình 517,3 USD/tấn, giảm 29% cả về lượng và kim ngạch; giá tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 488.493 tấn, tương đương 221,63 triệu USD, giá 453,3 USD/tấn, tăng mạnh 86,2% về lượng và tăng 65% kim ngạch nhưng giảm 11,4% về giá so với cùng kỳ, chiếm 10% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 3,23 triệu tấn, tương đương 1,54 tỷ USD, tăng 24% về lượng, tăng 13,9% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 377.271 tấn, tương đương 185,45 triệu USD, tăng 23,6% về lượng và tăng 12,2% kim ngạch.

Do đó, với diễn biến mới của thị trường Philippines, các doanh nghiệp cho rằng gạo Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng cả lượng và giá xuất khẩu trong thời gian tới.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, nhu cầu với gạo Việt ngày càng tăng có thể thúc đẩy giá gạo tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn giao hàng theo giá cũ. Các đơn hàng giao cuối tháng và tháng sau giá sẽ nhích lên.

Được biết, trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 512,4 triệu tấn, giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ trước. Tuy nhiên, tiêu thụ dự báo tăng 2 triệu tấn lên mức kỷ lục 518,7 triệu tấn.

USDA đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 512,4 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó và giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022 do sản lượng giảm tại Ấn Độ, Bangladesh và châu Âu.

Trái ngược với sự sụt giảm về sản lượng, USDA tiếp tục nâng dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 lên mức kỷ lục 518,7 triệu tấn, tăng nhẹ 100.000 tấn so với dự báo trước và tăng hơn 2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022.

So với niên vụ trước, tiêu thụ được dự báo sẽ tăng tại Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Nigeria, Philippines và Việt Nam.

USDA cũng sửa đổi ước tính tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 lên mức 516,7 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn, tương ứng gần 3% so với một năm trước đó và là mức cao kỷ lục thứ hai sau niên vụ 2022-2023.

Thương mại gạo toàn cầu trong năm dương lịch 2023 được USDA điều chỉnh tăng nhẹ so với dự báo trước nhưng không thay đổi so với mức kỷ lục 54,7 triệu tấn của năm 2022. Về nhập khẩu, Trung Quốc sẽ có mức tăng nhập khẩu lớn nhất. Tiếp đó là Philippines. Liên minh châu Âu đứng thứ 3. Ngoài ra Nigeria, Mỹ cũng sẽ tăng nhập. Các quốc gia khác nhập khẩu ít nhất 1 triệu tấn gạo trong năm 2023 bao gồm Bờ Biển Ngà, Ghana, Iran, Iraq, Malaysia, Nepal, Ả Rập Saudi, Senegal, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả