Dự báo kinh tế Việt Nam cả năm 2023 và 2024
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng và lạm phát cả năm 2023 và 2024.
Ngược lại, nếu bối cảnh quốc tế thuận lợi và trong nước phát huy tốt cả các động lực tăng trưởng truyền thống và mới, tăng trưởng GDP quý 4 có thể đạt 9,3-10,6%, giúp GDP cả năm 2023 tăng trưởng 5,8-6%, như Thủ tướng Chính phủ đã định hướng phấn đấu.
Triển vọng năm 2024, với đà phục hồi hiện tại cùng với sự quyết liệt của lãnh đạo các cấp, của doanh nghiệp và người dân, và đà “tốt lên” của kinh tế thế giới, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt hơn, có thể tăng trưởng 6-6,5% ( kịch bản cơ sở ).
Trong năm 2024 , với đà phục hồi kinh tế dự báo tốt hơn, cung tiền và vòng quay tiền cải thiện, trong khi lạm phát và giá cả thế giới (nhất là giá năng lượng) giảm nhưng còn ở mức cao, dự báo CPI bình quân của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng khoảng 3,5-4% .
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 như nêu trên, Nhóm tác giả có 7 kiến nghị như sau:
(i) đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bởi theo đánh giá của Viện ĐT&NC BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn đầu tư công như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2 điểm % vào tăng trưởng GDP năm 2023;
(ii) kích cầu tiêu dùng nội địa , theo tính toán của Nhóm tác giả, tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1 điểm % sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2 điểm %;
(iii) quan tâm thúc đẩy tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế , nhất là Hà Nội và TP. HCM (hai thành phố này đóng góp khoảng 39% tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 và có tính lan tỏa cao), qua đó thúc đẩy liên kết vùng…v.v.
Bên cạnh đó, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực quan trọng như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), phát triển mạnh hơn khu vực kinh tế tư nhân (nhất là đầu tư tư nhân đang tăng thấp), hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế, đẩy mạnh liên kết vùng, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đó, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS, TCTD, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…v.v.
Theo đó, cần tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đã ban hành (như nêu trên) cũng như chính sách hoàn thuế VAT…v.v.
(i) khai thác tốt hơn các FTAs đã ký kết, thực hiện hiệu quả hơn công tác xúc tiến thương mại, du lịch, kết nối cung cầu, đa dạng hóa hàng hóa và thị trường xuất khẩu, đầu tư;
(ii) tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về qui định phòng cháy - chữa cháy, cung ứng điện, đẩy lùi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy…;;
(iii) rà soát, cập nhật và điều chỉnh cơ chế, chính sách thu hút FDI trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng tập trung vào cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là các vấn đề về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực;
(v) quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp hiện nay, nhất là về pháp lý, thị trường đầu ra, tiếp cận vốn (đặc biệt là khả năng tiếp cận và năng lực hấp thụ vốn) và lao động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận