24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao - Hòa Lạc tại Hà Nội có khả thi?

Theo nhiều chuyên gia, tính khả thi vẫn là dấu hỏi lớn vì bài học nhãn tiền về tuyến đường Cát Linh - Hà Đông vẫn đang đội về chi phí, thời gian và hiệu quả.

Ngày 21/9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hà Nội cho biết, UBND TP vừa trình Chính phủ báo cáo về việc thẩm định nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc, tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Việc này đang nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người dân, đặc biệt là của các chuyên gia về giao thông đô thị, xung quanh tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Dự án tuyến metro số 5 tuyến Văn Cao - Hòa Lạc tại Hà Nội có khả thi?
Tuyến đường sắt này dài 39 km với 21 nhà ga (6 ga ngầm và 15 ga nổi); tổng mức đầu tư dự kiến 65.400 tỷ đồng.

Điểm đầu là nút giao cắt Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, điểm cuối là xã Yên Bình, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Dự án trên thực tế đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2011, phân kỳ làm hai giai đoạn, 2016 đến 2020 và 2020 đến 2030. Tuy nhiên, từ lúc lập quy hoạch đến nay đã hơn 4 năm nên đầu tư toàn tuyến trong giai đoạn 2021 đến 2025 là phù hợp.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn từ Liễu Giai đến Trần Duy Hưng chạy ngầm giữa đường nên tiết kiệm chi phí, thời gian giải phóng mặt bằng. Phần đi nổi trên đại lộ Thăng Long cũng nằm ở giữa dải phân cách cũng ít phải làm cầu, hầm và không ảnh hưởng đến các công trình liên quan nên sẽ thi công nhanh.

Theo nhiều chuyên gia, tính khả thi vẫn là dấu hỏi lớn bởi thực tế, hai tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã 10 năm chưa xong nên chỉ trong 4 năm với 39km thì liệu có khả thi?

Cũng theo các chuyên gia, đường sắt đô thị nên chỉ giới hạn quanh mức 10km, đồng thời tính toán mức 200-300 hành khách/lượt mới đảm bảo đủ hiệu quả khai thác, đảm bảo tính kinh tế - xã hội.

Giới chuyên môn cho rằng tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên cấp bách hơn nhiều dưới góc độ giải tỏa ùn tắc giao thông đô thị. Nhưng tuyến Hòa Lạc lại là tuyến mở ra phát triển tương lai, kéo dài giãn dân. Đấy là 2 so sánh cần đặt lên bàn cân nhắc.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 nêu mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội gồm 8 tuyến, tổng chiều dài 318 km. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, mới chỉ có 2 tuyến đang thi công gồm tuyến số 2 (đoạn 2A, Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội). Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh) dự kiến từ năm 2007 nhưng đến nay chưa khởi công.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả