24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trịnh Vũ Tường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dự án giấy An Hòa của Geleximco chưa thoát lỗ lũy kế

Một phần nguồn vốn của dự án giấy An Hòa để đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng ký với các ngân hàng Pháp từ năm 2009.

Năm ngoái Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đã tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng từ mức 3.695 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông mới của công ty không được công bố, nhưng trước đó Tập đoàn Geleximco của doanh nhân Vũ Văn Tiền nắm giữ gần 70% cổ phần của công ty này.

Sau khi tăng vốn, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh của Giấy An Hòa tăng thêm 462 tỷ đồng. Đồng thời các khoản vay ngắn và dài hạn cũng giảm khoảng 700 tỷ đồng so với cuối năm 2018.

Đến cuối năm ngoái, tổng vay nợ của Giấy An Hòa theo báo cáo công ty mẹ còn khoảng 3.350 tỷ đồng so với mức hơn 4.100 tỷ đồng năm 2018 và gần 5.000 tỷ đồng năm 2017. Việc duy trì quy mô nợ vay lớn khiến công ty phải trả lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong 3 năm qua.

Chi phí lãi vay lớn khiến Công ty Giấy An Hòa chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 98 tỷ đồng năm ngoái, các năm trước đó đạt 282 tỷ đồng (2018) và 158 tỷ đồng (2017). Lợi nhuận tích lũy trong các năm gần đây vẫn chưa đủ bù lỗ lũy kế của công ty trong các năm đầu đi vào hoạt động phải ghi nhận chi phí khấu hao lớn. Cụ thể, đến cuối năm ngoái, công ty vẫn còn lỗ lũy kế 1.688 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, thành viên của Tập đoàn Geleximco, được thành lập năm 2002, là chủ đầu tư của nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa, được xây dựng trên quy mô 223ha tại tỉnh Quyên Quang.

Dự án bao gồm 2 dây chuyền sản xuất bột giấy có công suất 130.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2012 và giấy cao cấp có công suất 140.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2014.

Tổng đầu tư của nhà máy được ghi nhận hơn 9.000 tỷ đồng và đã được khấu hao hơn 3.260 tỷ đồng tính đến cuối năm ngoái. Đáng chú ý, một phần nguồn vốn vay của dự án để đầu tư dây chuyên giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng được ký vào cuối năm 2009.

Các ngân hàng cung cấp vốn vay cho dự án gồm Ngân hàng Calyon, Ngân hàng BNP Paribas và Ngân hàng Natixis. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, Công ty Giấy An Hòa phải thế chấp các máy móc thiết bị và quyền liên quan tại Bộ Tài Chính. Đến cuối năm 2017, giá trị tài sản thế chấp còn khoảng 2.759 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2015, Giấy An Hòa cũng đã phát hành cổ phiếu ưu đã hoàn lại để tăng vốn thêm 695 tỷ đồng cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 3.695 tỷ đồng.

Các cổ đông góp vốn đợt này có quyền yêu cầu công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần với giá không thấp hơn giá mua ban đầu sau 1 năm kể từ này góp vốn.

Thông báo phát hành khi đó của công ty cho biết, mục đích của đợt tăng vốn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, giảm tỷ lệ vay ngân hàng và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả