menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Thảo

Dự án địa ốc chậm triển khai khiến cạnh tranh tiêu thụ xi măng ngày càng gay gắt

Thị trường Bất động sản tiếp tục trầm lắng, các dự án khó khăn về pháp lý, nguồn vốn và giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi là những yếu tố khiến sức tiêu thụ Xi măng dự kiến ở mức thấp, dẫn đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để dành thị phần ngày càng gay gắt.

Xi măng mắc kẹt ở đầu ra do bất động sản vẫn còn ì ạch

Cũng giống như ngành thép, xây dựng dân dụng vẫn là phân khúc tiêu thụ xi măng chính ở Việt Nam. Do vậy, tiêu thụ trong ngành này vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể từ thị trường bất động sản.

Dự án địa ốc chậm triển khai khiến cạnh tranh tiêu thụ xi măng ngày càng gay gắt

Thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các dự án khó khăn về pháp lý, nguồn vốn và giải ngân vốn khiến sức tiêu thụ xi măng dự kiến ở mức thấp

Cụ thể, hơn 55% sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa phụ thuộc vào ngành bất động sản nên khi thị trường này gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng tiêu thụ của các nhà máy sản xuất xi măng trong nước.

Năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó, khi dòng vốn vẫn chưa được khơi thông, tâm lý người mua nhà đang thận trọng… khiến nhiều doanh nghiệp không dám đẩy mạnh đầu tư dự án mới, mà chọn tập trung khai thác các dự án hiện hữu, giãn tiến độ xây dựng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới đây, ông Lưu Đình Cường, Tổng Giám đốc Xi măng Vicem Hà Tiên, nhận định thị trường xi măng vẫn còn nhiều khó khăn do nhu cầu phục hồi chậm sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của Covid-19. Các công trình, dự án bất động sản cũng bị đình trệ triển khai, thậm chí phải giãn/hoãn tiến độ khi gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản dự báo tiếp tục trầm lắng và tăng trưởng âm do lãi suất cho vay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến các nhà máy sản xuất xi măng gặp khó trong vấn đề tìm đầu ra sản phẩm.

Hiện tại, nguồn cung xi măng trong nước tiếp tục mất cân đối, cung vượt cao so với nhu cầu. Cụ thể, trong năm 2023 tiếp tục có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, đưa nguồn cung xi măng lên khoảng 120 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước chỉ ở mức từ 64-65 triệu tấn, dẫn tới cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt.

Năm nay, thị trường xuất khẩu được dự báo vẫn khó khăn do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao... Đây là các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng trong nước.

Thời gian tới, các doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu từ sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản với một loạt chính sách vừa được Chính phủ ban hành. Ngoài ra, một số tín hiệu tích cực trong triển khai các công trình sử dụng vốn ngân sách, nhất là loạt công trình giao thông vừa qua, được kỳ vọng sẽ tạo cú huých để ngành xây dựng nói chung và xi măng nói riêng lấy lại đà phục hồi.

Áp lực cạnh tranh trên thị trường xi măng

Lãnh đạo Xi măng Hà Tiên cho biết, nhiều năm qua, công ty vẫn giữ vững thị phần cao nhất tại thị trường miền Nam, với sản lượng tiêu thụ bình quân chiếm 10-11% thị trường cả nước. Dù vậy, Xi măng Hà Tiên vẫn đối diện nhiều sức ép cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành.

Dự án địa ốc chậm triển khai khiến cạnh tranh tiêu thụ xi măng ngày càng gay gắt

Bình quân lượng tiêu thụ xi măng trên đầu người tại Việt Nam là 600-650 kg/người, thấp hơn so với các nước khác

Trên thực tế, cuộc cạnh giành thị phần không phải mới xảy ra, mà đã ngấm ngầm hàng chục năm, giữa các “đại gia xi măng” từ Nam ra Bắc.

Trong khi tiêu thụ vốn đã khó khăn thì thị trường trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do mất cân đối cung - cầu cục bộ giữa các vùng, miền (thừa tại khu vực miền trung, thiếu tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên) khiến chi phí vận chuyển, logistics tăng cao, giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tổng Giám đốc Xi măng Hà Tiên Lưu Đình Cường đánh giá nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước vẫn còn thấp. Tính bình quân lượng tiêu thụ xi măng trên đầu người tại Việt Nam là 600-650 kg/người, thấp hơn so với các nước khác. Do đó, dư địa thời gian tới vẫn còn lớn.

Cuối năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, ông Cường đánh giá thị trường xi măng hết sức khó khăn. Riêng quý 1.2023, tình hình tiêu thụ xi măng giảm khoảng 20%, cả miền Nam giảm 25%.

“Nếu như tại thời điểm này những năm trước đây, nhu cầu xây dựng rất lớn, nhưng hiện nay đang rất yếu. Đây là hệ quả của Covid-19 và lạm phát”. Ông Cường dự báo 6 tháng cuối năm 2023 sẽ khởi sắc hơn nhờ Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, tiền tệ, giúp nguồn vốn được khơi thông...

Năm 2023, Xi măng Hà Tiên đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ và gia công xi măng đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 1% so với năm ngoái.

“Để đạt được mục tiêu nêu trên, công ty sẽ bám sát thị trường, có cơ chế chính sách linh hoạt, phù hợp nhằm tăng sản lượng và thị phần” ông Cường nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại