menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Văn Hảo

Đồng yen giảm sâu, tác động trái chiều lên nền kinh tế Nhật Bản

Đà giảm giá của đồng yen trong những năm qua được nhà đầu tư nhìn nhận theo hướng tích cực vì giúp tăng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia của Nhật Bản đồng thời thúc đẩy làn sóng du khách nước ngoài đến xứ sở hoa anh đào. Nhưng khi đồng yen giảm quá sâu trong những ngày gần đây, giới chức trách bắt đầu lo lắng về tác động tiêu cực: chi phí nhập khẩu đắt đỏ hơn, khiến lạm phát trong nước tăng và làm giảm mức tăng lương thực tế của người lao động.

Đồng yen giảm sâu, tác động trái chiều lên nền kinh tế Nhật Bản

Đồng yen trong vòng xoáy giảm giá

Quyết định giữ nguyên mức lãi suất ngắn hạn ở biên độ từ 0-0,1% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 26-4 đẩy giá đồng yen xuống mức thấp mới trong 34 năm, vượt qua ngưỡng 158 yen đổi 1 đô la Mỹ. Sự trượt giá của đồng yen là do thị trường lo ngại mức chênh lệch lãi suất quá lớn hiện nay giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ chưa thể thu hẹp sớm.

Trong thời gian gần đây, đồng yen đã trượt xuống lần lượt qua mức 152, rồi 155 yen đổi 1 đô la. Đây là các ngưỡng tỷ giá mà các nhà đầu tư trước đây xem là ranh giới thúc đẩy Tokyo phải can thiệp vào thị trường. Nhưng giới chức trách vẫn chưa hành động. Lần gần đây nhất, Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ là vào năm 2022, khi Bộ Tài chính bán khoảng 60 tỉ đô la để vực dây đồng yen.

Đồng tiền của Nhật Bản giảm giá khoảng 10% so với đồng đô la trong năm nay và mất hơn 34% giá trị trong 3 năm qua.

Các nhà đầu tư cho rằng Tokyo không thể làm gì nhiều để đảo ngược sự trượt giá của đồng yen. “Việc can thiệp tiền tệ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang trong xu hướng tăng sẽ là một nỗ lực vô ích”, Rodrigo Catril, nhà chiến lược ngoại hối của Ngân hàng quốc gia Úc (NAB) nói.

Tại cuộc họp báo hôm 26-4, Thống đốc BoJ, Ueda Kazuo cho biết, đồng yen yếu cho đến nay vẫn chưa tác động lớn mục tiêu lạm phát của BoJ. Ông nói, nếu lạm phát tăng vượt dự báo trong thời gian tới, BoJ sẽ tăng lãi suất. Tuy nhiên, ông không đưa ra manh mối nào về thời điểm tăng lãi suất, đồng thời bác bỏ khả năng BoJ giảm đáng kể quy mô của chương trình mua trái phiếu chính phủ. Điều này phát đi tín hiệu rằng BoJ tiếp tục ưu tiên duy trì chi phí vay ở mức thấp.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki bày tỏ ngại về tác động tiêu cực từ tình trạng suy yếu của đồng nội tệ.

“Đồng yen yếu tạo ra cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế”, ông Suzuki nói trong một cuộc họp báo và cho biết thêm, ông quan tâm nhiều hơn đến những tác động tiêu cực. Ông khẳng định giới chức trách đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tỷ giá và sẵn sàng hành động.

Đồng yen giảm sâu, tác động trái chiều lên nền kinh tế Nhật Bản

Giới doanh nghiệp Nhật Bản lo ngại đà giảm giá kéo dài của đồng yen làm tăng lạm phát, kìm hãm sức chi tiêu của người tiêu dùng trong nước. Ảnh: AFP – Jiji

Lo ngại lạm phát cao, kìm hãm tiêu dùng

Đồng yen yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các công ty đa quốc gia của Nhật Bản. Nhưng tỷ giá yếu ớt của đồng yen gây đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách vì làm tăng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình bằng cách đẩy chi phí nhập khẩu lên cao.

Đồng yen mắc kẹt quanh mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng đô la, làm gia tăng mối lo ngại rằng đồng tiền này đang trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế và chứng khoán Nhật Bản.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang bắt đầu lo ngại đà giảm giá kéo dài của đồng yen. Đầu tuần này, ông Masakazu Tokura, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) nói rằng, đồng yen đã suy yếu quá mức.

“Dù nhuận doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản có khả năng tăng do đồng yen tiếp tục yếu đi, nhưng người tiêu dùng trong nước có thể thể chịu tổn thương lớn hơn”, Kensuke Niihara, giám đốc đầu tư tại Nhật Bản của State Street Global Advisors bình luận.

Tuần trước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu áp lực chi phí nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng.

Yasuda Yoko, đại diện của Hiệp hội Cửa hàng bách hóa Nhật Bản nói: “Đồng yen yếu hơn giúp tăng sức mua của du khách nước ngoài. Nhưng đà giảm của đồng yen đã đạt đến giới hạn có thể chịu đựng được. Tình hình này thể khiến người tiêu dùng trong nước khó mua hàng nếu đồng yen tục mất giá”.

Kudo Koshiro, Chủ tịch Công ty hóa chất đa quốc gia Asahi Kasei cho biết, công ty ông đang hưởng lợi nhờ đồng yên yếu hơn, nhưng ông đang lo lắng về hậu quả trong dài hạn. “Tôi cho rằng sự mất giá của đồng yen sẽ gây thiệt hại từ từ nhưng dai dẳng đối với nền kinh tế Nhật Bản, bao gồm cả tác động tiêu cực đến tiêu dùng trong nước”, ông nói

Các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan cho biết, bất kỳ khoản tăng lương thực tế nào của người lao động Nhật Bản cũng có thể xóa sạch nếu đồng yen vượt qua ngưỡng 157 đổi 1 đô la.

Thị trường chứng khoán chịu áp lực

Đà giá của đồng yen từng là là một trong những yếu tố tích cực giúp chứng khoán Nhật Bản tăng giá trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài đổ vào. Đồng tiền mất giá của Nhật Bản đã giúp chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản khoán của nước này tăng lên mức kỷ lục vào hồi đầu năm. Bởi nhiều công ty lớn nhất của Nhật Bản bao gồm nhà sản xuất ô tô có thu nhập kiếm được ở nước ngoài tăng lên khi quy đổi sang đồng yen.

Tuy nhiên, đà giảm giá kéo dài của đồng yen kể từ năm 2022 đẩy chi phí nhập khẩu của Nhật Bản tăng lên, khiến chi tiêu của người tiêu dùng trong nước ảm đạm. Điều đó gây áp lực nặng lên các công ty đang dựa vào thị trường nội địa để kiếm lợi nhuận. Họ bao gồm các nhà bán lẻ và công ty vận hành đường sắt. Báo cáo thu nhập quí 1 của hầu hết các công ty Nhật Bản được công trong những tuần tới có thể sẽ làm nổi bật sự khác biệt ngày càng tăng giữa các công ty mạnh và yếu.

Kể từ tuần cuối cùng của tháng 3, khi đồng yen giảm xuống mức thấp lịch sử, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 8% so với mức kỷ lục.

Cổ phiếu của công ty liên quan đến tiêu dùng trong nước có hiệu suất kém rõ rệt. Nhóm cổ phiếu của các công vận tải đường bộ trong chỉ số chứng khoán Topix của Nhật Bản, bao gồm các nhà khai thác đường sắt và ngành vận tải không thay đổi kể từ đầu năm, kém hơn mức tăng 12,5% của chỉ số Topix.

Một thước đo quan trọng về hoạt động tiêu dùng nhấn mạnh lý do tại sao các công ty này gặp khó khăn. Nếu loại trừ chi tiêu của khách du lịch nước ngoài, mức chi tiêu tiêu dùng thực tế của Nhật Bản trong quí 1 giảm mức thấp nhất trong 2 năm. 40% trong nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ của Topix giảm giá trong năm nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

167.81

(0.00%)

Biểu đồ mã JPY/VND
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại