menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Anh Tài

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11

Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng mạnh trong bối cảnh cả nhà đầu tư tổ chức lẫn khối ngoại bán ròng. DGC và PAN được cá nhân trong nước mua ròng mạnh và đều trên 500 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán tiếp tục biến động tích cực trong tuần giao dịch từ 8-12/11. Dù đôi lúc chịu những áp lực điều chỉnh mạnh nhưng các chỉ số vẫn đứng vững, thậm chí VN-Index còn tiếp tục vươn lên những đỉnh cao mới. VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.473,37 điểm, tương ứng tăng 16,86 điểm (1,2%) so với tuần trước đó. HNX-Index cũng tăng 13,99 điểm (3,33%) lên 441,63 điểm. UPCoM-Index tăng 2,46 điểm (2,3%) lên 110,66 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 38.565 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh giảm 3,1% và đạt 35.959 tỷ đồng/phiên.

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thị trường đi lên trong tuần vừa qua và cân bằng áp lực khi cả tổ chức trong nước lẫn khối ngoại bán ròng.

Theo dữ liệu từ FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 3.350 tỷ đồng trên HoSE trong tuần từ 8-12/11, tăng 8,8% so với tuần trước đó. Trong đó, nếu tính về khớp lệnh thì giá trị bán ròng đạt trên 3.100 tỷ đồng.

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng khớp lệnh của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Cổ phiếu DGC được các cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 544 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PAN cũng được mua ròng gần 518 tỷ đồng. HPG và DXG đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 400 tỷ đồng. Trong khi đó, VCB bị các cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất với 162 tỷ đồng. ACB và CTG cũng đều bị bán ròng trên 160 tỷ đồng.

Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, tổ chức trong nước đẩy mạnh bán ròng 2.105 tỷ đồng trên HoSE, tăng 93% so với tuần trước đó. Trong đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng trở lại 1.793 tỷ đồng (bán ròng 2.177 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng mạnh nhất mã PAN với 294 tỷ đồng. GEX và ACB đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 100 tỷ đồng.

Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã DGC với 543 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa thông báo đăng ký bán toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phiếu, tương đương 8,85% cổ phần Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) theo phương thức khớp lệnh từ 8/11 đến 7/12.

HPG và NBB bị bán ròng lần lượt 293 tỷ đồng và 233 tỷ đồng.

Đối với khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK), giá trị bán ròng là 312 tỷ đồng, giảm 80% so với tuần trước. Tuy nhiên, nếu tính theo phương thức khớp lệnh, giá trị bán ròng ở tuần này chỉ là 5 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 1.000 tỷ đồng của tuần trước đó.

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

PAN bị khối tự doanh bán ròng mạnh nhất với 494 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HAG và STB bị bán ròng lần lượt 89 tỷ đồng và 80 tỷ đồng. Trong khi đó, FLC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 106 tỷ đồng. VRE và TCB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 89 tỷ đồng và 65 tỷ đồng.

Tương tự, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.244 tỷ đồng (giảm 38% so với tuần trước đó) trên sàn HoSE, trong đó có 920 tỷ đồng giá trị bán ròng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Dòng tiền từ cá nhân trong nước vẫn chảy mạnh vào TTCK, mua ròng 3.350 tỷ đồng trong tuần 8-12/11
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh các cổ phiếu ngân hàng, trong đó, CTG đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 270 tỷ đồng. STB và VCB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 204 tỷ đồng và 281 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 374 tỷ đồng. PAN và NLG bị bán ròng lần lượt 317 tỷ đồng và 189 tỷ đồng. PAN bị khối ngoại bán ròng chủ yếu thông qua thỏa thuận với giá trị 315 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại