Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang yếu dần – chuyện gì đang xảy ra?
Trong khi GDP năm 2022 tăng 8% thì thị trường chứng khoán lại giảm 35%. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng, thậm trí là tăng mạnh nhất trong 12 năm vừa qua.
Thứ nhất các thị trường chứng khoán mới nổi/cận biên sẽ gánh chịu áp lực từ mức tăng giá trị 15% so với cùng kỳ năm ngoái của đồng Đô la Mỹ/DXY , bởi sự tăng giá của đồng USD thường không thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn vào các thị trường mới nổi/cận biên ngược lại còn ra tăng tỷ lệ rút ròng khi lợi suất đồng đô la tăng mạnh khiến cho nhà đầu tư cảm thấy nắm giữ đô la trong thời điểm này là có lời hơn.
Thứ hai vì các quỹ thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, như chúng ta đã biết thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường chứng khoán cận biên nên khi nền kinh tế thế giới gặp những vấn đề bất ổn thì các quỹ của những nước đã phát triển họ sẽ phải bán những tài sản rủi ro trước nên dòng tiền mới vào thị trường Việt Nam hầu như là không có.
Thứ ba Lượng tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục sụt giảm trong tháng 11. Theo đó, số tài khoản giao dịch chứng khoán tăng thêm so với tháng trước là 88.695 tài khoản, giảm 8% so với tháng 10. Như vậy, số tài khoản mở mới trên thị trường tiếp tục có một tháng sụt giảm và là tháng thứ 6 liên tiếp sụt giảm. Trong tháng 11, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 88.334 tài khoản và các tổ chức mở mới 145 tài khoản, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Tổng kết: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 và chưa rõ ràng về mặt xu hướng nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế giao dịch tại thời điểm nhạy cảm này, còn nhà đầu tư dài hạn có thể giải ngân một số cổ phiếu có giá trị cơ bản tốt, quản trị bền vững và đã về dưới giá trị nội tại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận