24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hùng Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dòng tiền mất hút trên TTCK, vì sao?

Việc TTCK sụt giảm thanh khoản có nguyên nhân quan trọng nhất là do nhóm NĐT này giảm giao dịch. Điều này liên quan đến đánh giá rủi ro, cơ hội trên thị trường.

Việc giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm một phần có nguyên nhân từ mức độ giảm giá cổ phiếu (CP). Và đợt lao dốc hiện tại đẩy hàng trăm CP giảm giá 30 - 50%, thậm chí tới 70%, khiến cho cùng một khối lượng giao dịch của CP đó ở thời điểm thị trường đạt đỉnh tạo nên giá trị lớn hơn nhiều, so với khối lượng đó giao dịch ở mức giá hiện tại. Đây là ảnh hưởng đơn giản nhất và dễ nhìn thấy nhất về con số giá trị giao dịch hàng ngày sụt giảm.

Tuy nhiên, mức chiết khấu giá nhiều cũng không thể khiến con số bốc hơi từ trên 30.000 tỷ đồng xuống còn 7.000 - 8.000 tỷ đồng/ngày được. Tiền đã thực sự không được đem vào giao dịch vì nhiều lý do. Thứ nhất, thị trường sụt giảm quá mạnh, nhiều lần thua lỗ khiến nhà đầu tư (NĐT) không muốn mua bán nữa. Việc đứng ngoài thị trường cũng được xem là một chiến lược giao dịch.

Thống kê từ báo cáo tài chính của 55 công ty chứng khoán (CTCK) do FiinTrade thực hiện tại thời điểm cuối tháng 9-2022, số dư tiền gửi của NĐT trong tài khoản chứng khoán là khoảng 72.500 tỷ đồng, tăng 2.400 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II-2022. Lượng tiền “nằm chờ” này cũng là khá lớn.

Thứ hai, thua lỗ quá nhiều nên khả năng vay mượn của NĐT trở nên hạn chế. Con số giao dịch khổng lồ hồi đầu năm có yếu tố đòn bẩy rất cao, khi hầu hết CTCK chạm giới hạn cho vay. Khi giá CP lao dốc thì khả năng đi vay cũng sẽ giảm xuống, do các CTCK định giá tài sản đảm bảo dựa trên giá CP trừ đi một khoảng dự phòng rủi ro.

Chẳng hạn năng lực vay của NĐT có 1 triệu CP thời điểm giá 100.000 đồng, rất khác so với 1 triệu CP đó giá giờ chỉ còn 40.000 đồng. Hạn chế năng lực sử dụng đòn bẩy và không dám sử dụng đòn bẩy trong giao dịch của rất nhiều NĐT cũng làm thanh khoản giảm.

Thứ ba, một nguồn tiền tạo thanh khoản đáng chú ý khác trên TTCK là khối tự doanh của các CTCK. Số liệu được công bố từ cuối tháng 5-2022, tức là sau giai đoạn thị trường bùng nổ thanh khoản khá xa (thời điểm tháng 1 đến 3-2022), nên khó so sánh và kết luận lượng vốn này sụt giảm như thế nào.

Tuy nhiên, chỉ nhìn vào mức bình quân giao dịch mua khớp lệnh hàng tuần của khối này cũng chỉ chiếm 1-2% tổng giá trị khớp lệnh của HoSE (số liệu từ tháng 6-2022), không làm thay đổi nhiều về quy mô thanh khoản chung. Dữ liệu này cũng tương tự đối với mức giải ngân của NĐT nước ngoài, tỷ trọng chỉ chiếm 5-7% giá trị khớp lệnh hàng ngày là khá nhỏ.

Tóm lại, với tỷ trọng được ước tính tới 80-85% giá trị giao dịch hàng ngày đến từ các NĐT cá nhân, việc TTCK sụt giảm thanh khoản có nguyên nhân quan trọng nhất là do nhóm NĐT này giảm giao dịch. Điều này liên quan đến đánh giá rủi ro, cơ hội trên thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả