Dòng tiền 'luẩn quẩn' trong ngân hàng, chuyên gia nói gì?
TS Cấn Văn Lực cho rằng để đẩy dòng tiền đi, các ngân hàng hiện nay cũng chỉ có 3 cách: đầu tư vào TPCP, cho vay đầu tư và cho chính các ngân hàng vay để hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau.
Trả lời báo chí về việc vì sao dòng tiền lại "luẩn quẩn" trong ngân hàng, TS Cấn Văn Lực cho rằng hiện nay các NHTM tăng mua TPCP có thể xem vừa là yếu tố bắt buộc, đồng thời cũng vừa giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi của họ.
Sở dĩ nói bắt buộc bởi hệ thống ngân hàng phải giữ một số lượng tài sản có khả năng thanh khoản cao để quản lý rủi ro thanh khoản, đây là điều rất quan trọng đối với một nhà băng.
Và để đẩy dòng tiền đi, các ngân hàng hiện nay cũng chỉ có 3 cách: đầu tư vào TPCP, cho vay đầu tư và cho chính các ngân hàng vay để hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau.
Chia sẻ thêm về việc kinh tế có mất đi động lực tăng trưởng khi dòng tiền vẫn luẩn quẩn trong ngân hàng, ông Lực cho rằng tiền vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng không hẳn là quá xấu. Hay nói đúng hơn là do cách tiếp cận của chúng ta về số tiền đó như thế nào mà thôi.
Bởi về bản chất, đó là lượng tiền chưa giải ngân đầu tư công, nhưng để chờ giải ngân cho dự án nào đó thì bắt buộc vẫn phải có một lượng tiền sẵn có.
Đơn cử như dự án cao tốc Bắc - Nam, khi triển khai muốn giải ngân cần có tiền ngay. Tất nhiên, về nguyên tắc thì để lượng tiền nằm trong các ngân hàng, hay nói đúng hơn là lượng dư vốn đầu tư công càng ít càng tốt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận