Dòng tiền đổ về nhóm nông sản, chuẩn bị cho đà tăng mạnh cuối năm
Kích thích kinh tế của Trung Quốc, thời tiết khô hạn ở Brazil, hoạt động mua ròng của khối quỹ đầu cơ, chu kỳ mùa vụ tăng vào cuối năm do nhu cầu nhập hàng tăng và rủi ro địa chính trị mới ở Trung Đông đang khiến nông sản là nhóm sản phẩm HOT nhất trong cuối năm nay
Chỉ số BCOM #agriculture theo dõi 11 hợp đồng tương lai lớn trong lĩnh vực ngũ cốc, thực phẩm mềm và gia súc đã tăng 10% trong giai đoạn sáu tuần tính đến ngày 1 tháng 10. Phản ứng và thúc đẩy động thái này là các quỹ đầu cơ khi họ chuyển từ hợp đồng bán ròng 539 nghìn sang hợp đồng mua ròng 293 nghìn.
Và chi tiết từng sản phẩm, dẫn đầu là đường thô và theo sau đó là các sản phẩm nhóm đậu tương gồm: Khô đậu tương, dầu đậu tương và đậu tương.
Các quỹ đầu cơ đã mua +187 nghìn hợp đồng (6,8 tỷ đô la) hợp đồng nông sản trong cửa sổ báo cáo COT tuần trước, là dòng tiền chảy vào hàng tuần LỚN NHẤT trong bốn năm
Lúa Mỳ
Vị thế bán khống ròng hợp đồng tương lai và quyền chọn lúa mì CBOT của khối quỹ đầu cơ đã đạt mức thấp nhất trong hai năm vào tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 10, giảm xuống còn 22.953 hợp đồng. Hợp đồng tương lai tăng 3,6% trong tuần lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng khi một số nhà xuất khẩu lớn phải đối mặt với mối đe dọa về nguồn cung.
Ngô
Các quỹ đầu đã tích cực thanh lý các vị thế bán khống trong hợp đồng tương lai và quyền chọn ngô CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 10, thu hẹp sự bi quan xuống mức thấp nhất trong 14 tháng. Khoản bán ròng mới là 67,7 nghìn hợp đồng cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với mức bán ròng kỷ lục của các quỹ là 354 nghìn hợp đồng được thiết lập vào đầu tháng 7.
Đậu tương
Các vị thế bán ròng hợp đồng đậu nành CBOT của khối quỹ đầu cơ đạt mức thấp nhất trong 18 tuần là 34,9 nghìn hợp đồng tương lai và quyền chọn tính đến ngày 1 tháng 10. Hoạt động thanh lý vị thế bán khống chiếm ưu thế hơn, nhưng các quỹ đã bổ sung thêm một số lượng đáng kể các vị thế mua ròng - nhiều nhất trong bất kỳ tuần nào kể từ đầu tháng 5. Kỷ lục bán ròng là 186 nghìn vào giữa tháng 7.
Dầu đậu tương
Được thúc đẩy bởi việc thanh lý vị thế bán khống, các quỹ đã chuyển sang mua ròng dầu đậu nành CBOT tính đến ngày 1 tháng 10. Mua ròng 15,8 nghìn hợp đồng là mức tăng giá mạnh nhất trong một năm.
Khô đậu tương
Vị thế mua ròng khô đậu nành của các quỹ tăng vọt lên 103 nghìn hợp đồng với mức tăng kỷ lục hàng tuần về lệnh mua mới cộng với một đợt thanh lý vị thế bán khống lớn.
Như vậy, các dữ liệu dòng tiền khối quỹ cho thấy một đà tăng giá trong giai đoạn cuối năm của nông sản đang được củng cố.
Giao dịch nông sản hợp pháp tại Việt Nam - Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV. giao dịch T0 - 2 chiều - miễn phí margin 10 - 20 lần - thanh khoản lớn, không thao túng giá.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận