menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ly Trần Pro

Dòng tiền đang đi về đâu?

Từ T3/2022, hầu hết các kênh đầu tư như BDS, chứng khoán, tài chính, kinh doanh...đều bị ảnh hưởng... dòng tiền ngắn hạn đang không vào thị trường, mặc dù mức định giá hầu hết các kênh đã hấp dẫn.

Điều này một mặt không mấy tích cực nhưng cũng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư bản lĩnh chờ đợi và sẵn sàng đón nhận cơ hội khi thị trường có dấu hiệu đảo ngược xu hướng trong thời gian tới.

Vậy DÒNG TIỀN ĐANG ĐI VỀ ĐÂU? Là câu hỏi của hầu hết lĩnh vực trong nền kinh tế...

Nhìn chung sẽ có 3 nguyên nhân chính khiến các kênh đầu tư giảm, thanh khoản giảm:

1. Một là chính sách thắt chặt tiền tệ:

Khi ngân hàng trung ương phát tín hiệu thắt chặt tiền tệ thì từ người dân đến doanh nghiệp đều co cụm lại, giảm tốc đầu tư. Ngân hàng Nhà nước lại siết tín dụng, hút tiền về, khiến tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế giảm.

2. Áp lực về Tỷ giá và lãi suất:

Từ tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước tích cực hút tiền về để giảm áp lực tỷ giá, cộng thêm diễn biến trong nước về câu chuyện liên quan đến Ngân hàng SCB làm cho các nguồn tiền ngắn hạn trên thị trường bị co lại và trong hệ thống ngân hàng cũng thế.

Giai đoạn mới bắt đầu hút tiền, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, nay đã tăng dần lên 14 ngày, 28 ngày, tiền bị “nhốt lại” dài hơn, nên thanh khoản ngắn hạn căng thẳng...

Theo giới đầu tư, việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn vừa qua thực sự thu hút tiền gửi, vì thực tế, người đầu tư ít khi gửi tiết kiệm kỳ hạn dài, còn doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt cho các cơ hội đầu tư nên cũng hiếm khi gửi kỳ hạn dài, vì khi cần rút trước hạn sẽ mất lãi.

Trước đó, lãi suất kỳ hạn ngắn chỉ là 3 - 5%/năm, không ít doanh nghiệp và nhà đầu tư có xu hướng giữ tiền mặt và đưa vào đầu cơ, trong đó có đầu cơ USD, trước diễn biến tăng nhanh của tỷ giá.

Nhu cầu nắm giữ USD tăng cao vì các đồng tiền khác mất giá như đồng Euro, yên Nhật..., trong khi USD mạnh lên do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất. Nhu cầu nắm giữ USD tăng mạnh, gây áp lực lên các đồng tiền khác, đồng Việt Nam không phải ngoại lệ.

Sau hai biện pháp nới biên độ tỷ giá và tăng lãi suất điều hành thêm 1%/năm vừa qua, nếu tỷ giá USD/ VND chưa hết căng thẳng thì Ngân hàng Nhà nước có thể cần sử dụng biện pháp mạnh hơn. Biện pháp đó, theo dự báo của một số định chế tài chính trong và ngoài nước, có thể là tiếp tục tăng lãi suất điều hành, nâng hoặc bỏ trần lãi suất để tiếp tục tăng lãi suất kỳ hạn ngắn, tăng tỷ giá trung tâm.

3. Kênh trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng, áp lực đáo hạn trái phiếu:

Căng thẳng trên thị trường trái phiếu làm ảnh hưởng lên dòng tiền của các doanh nghiệp huy động qua trái phiếu, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có những khoản trái phiếu đáo hạn đến cuối năm và năm sau mà không thể phát hành thêm, thậm chí buộc phải huy động lượng lớn tiền để mua lại....

Chúc cả nhà ngày mới tuần mới tốt lành!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ly Trần Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả