Dòng tiền có dấu hiệu rút khỏi nhóm phòng thủ
Từ ngày 20/4 tới nay, không ít cổ phiếu phòng thủ điều chỉnh giảm sau khi đi ngược thị trường, trùng với thời gian thị trường chung có dấu hiệu hồi phục.
Trong đợt thị trường điều chỉnh từ ngày 5/4/2022, nhóm cổ phiếu phòng thủ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các NĐT. Có thể kể đến một số mã như REE, TDM, HND, QTP, BWE... thường xuyên thu hút dòng tiền.
Chiến lược phòng thủ thường được các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm sử dụng trong hoàn cảnh không chắc chắn về thị trường.
Tuy nhiên, từ ngày 20/4 tới nay, không ít cổ phiếu phòng thủ điều chỉnh giảm sau khi đi ngược thị trường, trùng với thời gian thị trường chung có dấu hiệu hồi phục.
Ví dụ như cổ phiếu REE,sau khi giá lập đỉnh cao thì trong vòng 2 tuần gần đây có dấu hiệu phân phối khi thanh khoản tăng mạnh sau mỗi đợt giá tăng nhanh và một số cổ đông lớn thực hiện bán ra. Ngày 12/5, nhóm quỹ gồm Apollo Asia Fund và Panah Master Fund bán 3,1 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,14% về 7,14% vốn điều lệ REE (giá đóng cửa phiên 12/5 là 75.650 đồng/cổ phiếu).
Tương tự, với cổ phiếu BWE, ông Trần Chiến Công, TĐG kiêm thành viên HĐQT đã bán 220.000 cổ phiếu vào ngày 17-18/5 (giá đóng cửa ngày 18/5 là 49.600 đồng/cổ phiếu), giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,94% về 0,82% vốn điều lệ.
Ngoài ra, bức tranh lợi nhuận quý I/2022 của nhóm cổ phiếu phòng thủ không thực sự khả quan, thậm chí suy giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, trong quý đầu năm 2022, BWE ghi nhận doanh thu 733,3 tỷ đồng, tăng 8,6%, lợi nhuận sau thuế 176,4 tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 23,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm (750 tỷ đồng).
TDM ghi nhận doanh thu 105,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41 tỷ đồng trong quý I/2022, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 13,3% về doanh thu nhưng giảm 65,5% về lợi nhuận, còn so với kế hoạch cả năm 2022 thì hoàn thành 17,4%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận