menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Duyên

Đông Nam Á đối diện rủi ro bất ổn xã hội nếu lạm phát thực phẩm tăng cao

Chi phí thực phẩm chiếm phần lớn ngân sách tiêu dùng của người dân tại một số quốc gia như Philippines, Indonesia và Việt Nam. Lạm phát khu vực đã tăng từ 3% trong tháng 2 lên 3,5% trong tháng 3. Các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể dần chuyển trọng tâm từ hỗ trợ nền kinh tế sang kiểm soát lạm phát.

Khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với rủi ro bất ổn xã hội nếu như giá thực phẩm tăng quá nhanh và mạnh, Mohamed Faiz Nagutha, Nhà kinh tế tới từ Bank of America Securities chia sẻ với CNBC.

Đó là bởi chi phí thực phẩm chiếm phần lớn ngân sách tiêu dùng của người dân tại một số quốc gia như Philippines, Indonesia và Việt Nam, Mohamed giải thích.

Trong năm 2021, chi phí thực phẩm và đồ uống không cồn chiếm tới 40% chi tiêu hộ gia đình tại Philippines, theo cục thống kê quốc gia này. Trong khi đó, người dân Mỹ chỉ dành ra khoảng 8,6% thu nhập khả dụng của họ để mua thực phẩm, theo thông tin từ Economic Research Service.

“Dù vậy, lạm phát thực phẩm trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ít biến động hơn và dễ kiểm soát hơn so với trong quá khứ vì họ dựa nhiều vào thương mại nội khối. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ nhằm giữ lạm phát thực phẩm trong tầm kiểm soát”, Nagutha chia sẻ trong chuyên mục “Street Signs Asia”.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng giá cả sau cùng vẫn sẽ tăng lên, xuất phát từ nhiều lý do khách quan, dù các chính phủ kỳ vọng mức tăng này không quá lớn.

“Nếu như đó là một mức tăng mạnh, chắc chắn nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới kinh tế, xã hội tại quốc gia đó”, ông nói.

Triển vọng lạm phát

Lạm phát tại khu vực Đông Nam Á đang tăng nhưng vẫn ở ngưỡng thấp nếu so sánh với quá khứ, Negutha cho biết, dù ông nhấn mạnh rằng tình hình hiện tại có thể thay đổi trong một vài tháng hoặc quý tới.

Lạm phát khu vực đã tăng từ 3% trong tháng 2 lên 3,5% trong tháng 3, theo FocusEconomics, một công ty dịch vụ thông tin.

Với việc các nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của người dân sẽ góp phần đẩy lạm phát lên cao. Điều này làm gia tăng áp lực chi phí trên vai các doanh nghiệp, và rất có thể họ sẽ chuyển phần chi phí tăng thêm đó sang khách hàng, ông bổ sung.

Cùng với làn sóng tăng giá lương thực và năng lượng toàn cầu, lạm phát tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng cao hơn, ông nhận định.

Tuy nhiên, triển vọng lạm phát trong dài hạn khó có thể đoán định vì vẫn chưa rõ dầu và nhiều hàng hóa khác sẽ ổn định tại mức giá nào.

“Chúng tôi cho rằng giá của chúng sẽ ở mức cao”, ông nói. Tuy nhiên, rủi ro một giai đoạn suy thoái là tương đối thấp.

“Và đối với các quốc gia ASEAN, lạm phát có thể sẽ giảm xuống nhưng vẫn duy trì ở ngưỡng cao so với trước đó, hoặc duy trì ở ngưỡng cao hơn so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương”, ông nói.

Phản ứng từ các ngân hàng trung ương

Ngoài ngân hàng trung ương Singapore, phần lớn các ngân hàng trung ương trong khu vực vẫn đang “án binh bất động”.

Với tốc độ phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid-19, các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể dần chuyển trọng tâm từ hỗ trợ nền kinh tế sang kiểm soát lạm phát, ông bổ sung.

Ngân hàng trung ương các quốc gia Đông Nam Á đang dần nghiêng theo xu hướng thắt chặt chính sách, và ngân hàng trung ương Malaysia có thể sẽ “khai nòng” trong tuần tới.

“Và đối với các ngân hàng trung ương khác trong khu vực, họ có thể sẽ tăng lãi suất trong nửa cuối năm nay”, Nagutha nhận định.

“Trường hợp ngoại lệ chính là Thái Lan khi quốc gia này chưa đạt được mức độ phục hồi như kỳ vọng, do đó họ có thể chờ thêm một thời gian nữa”, ông nói.

Tuy nhiên, Euben Paracuelles tới từ công ty dịch vụ tài chính Nomura, dự báo ngân hàng trung ương Philippines cũng sẽ không sớm tăng lãi suất trong tháng này dù họ có thể làm điều đó trong tháng 6 nếu như lạm phát cơ bản tăng lên.

“Không có một lý do rõ ràng nào khiến họ cần phải tăng lãi suất, vì lãi suất cao không thể giúp giải quyết vấn đề giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao”, Paracuelles chia sẻ trong chuyên mục “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Lạm phát toàn phần có thể cao, nhưng nếu bạn loại trừ đi chi phí năng lượng và thực phẩm, lạm phát cơ bản sẽ thấp hơn rất nhiều”, ông bổ sung.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
13 Yêu thích
1 Bình luận 40 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại