menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Tùng

Đồng Đô la tiếp tục giảm trong phiên châu Âu khi nền kinh tế Mỹ chịu thâm hụt kép

Đồng Đô la đã kết thúc năm 2020 trong một vòng xoáy đi xuống vào thứ Năm với việc các nhà đầu tư kì vọng rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ hút tiền vào các tài sản rủi ro hơn ngay cả khi Hoa Kỳ phải đi vay nhiều hơn để tài trợ cho khoản thâm hụt kép đang gia tăng.

Đồng Euro ở mức 1,2291 EUR/USD, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2018 với mức tăng gần 10% trong năm. Các điểm dừng tiếp theo cho xu hướng tăng giá là 1,2413 USD và 1,2476 USD, trên đường đạt đến mức đỉnh năm 2018 ở mức 1,2555 USD.

Đồng Đô la ở mức 103,15 USD/JPY, nhưng đã cố gắng giữ trên mức thấp nhất của tháng 12 là 102,86.

Đồng Đô la cũng giảm so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, lần đầu tiên xuống mức 6,4900 USD/CNY kể từ giữa năm 2018, mặc dù các ngân hàng Trung Quốc sau đó được cho là đang mua Đô la để hạn chế mức giảm.

Đồng Bảng đã tăng sau khi các nhà lập pháp thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu. Hiện đồng Bảng ở mức 1,3641 GBP/USD, một mức chưa từng thấy kể từ tháng 5 năm 2018.

So với một rổ tiền tệ, đồng Đô la đã giảm xuống 89,643, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2018. Chỉ số này giảm 7,2% trong năm và không dưới 13% so với mức đỉnh 102,99 đạt được trong thời gian thị trường hỗn loạn vào giữa tháng 3.

Mục tiêu tiếp theo là 89,277 và sau đó là 88,251, đây là mức thấp tuyệt đối trong năm 2018.

Triển vọng về một năm 2021 tươi sáng hơn đã làm giảm nhu cầu về đồng Đô la an toàn, đồng thời tăng sự thu hút của các tài sản rủi ro hơn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Thị trường cũng đã lấy lại lý do "thâm hụt kép" để bán đồng Đô la - rằng sự bùng nổ ngân sách và thâm hụt thương mại đồng nghĩa với việc nhiều Đô la được in và chuyển ra nước ngoài hơn.

Từ góc độ này, dự luật kích thích mới của Hoa Kỳ là bất lợi đối với đồng Đô la vì nó làm tăng thêm nợ của quốc gia và Tổng thống đắc cử Joe Biden đang hứa hẹn sẽ có nhiều kích thích hơn nữa vào năm tới.

Nước này cũng có thâm hụt thương mại đạt mức kỷ lục 84,8 tỷ Đô la trong tháng 11 do nhập khẩu tăng mạnh trước đại dịch.

Tương tự như vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên mức cao nhất trong 12 năm trong quý thứ ba và có sự thiếu hụt lớn trong các giao dịch tài chính ròng do người Mỹ vay nợ nước ngoài nhiều hơn.

Ngược lại, Liên minh châu Âu có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, phần lớn là nhờ Đức, do đó, có một dòng vốn tự nhiên vào Euro thông qua thương mại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại