Đồng Đô la suy yếu, hy vọng về vacxin giúp cải thiện tâm lý ưa rủi ro
Đồng Đô la suy yếu vào đầu phiên giao dịch tại châu Âu hôm thứ Năm, khi các nhà đầu tư chuyển hướng sang các loại tiền tệ rủi ro hơn giữa sự lạc quan về một loại vacxin Covid-19 tiềm năng cũng như dữ liệu kinh tế vững chắc.
Vào lúc 3:05 AM ET (0705 GMT), chỉ số đồng Đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, đã giảm 0,2%, còn 97,013.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng 0,2% khi đạt 1,1272, tỷ giá GBP/USD tăng 0,2% lên 1,2493, trong khi tỷ giá USD/JPY phần lớn không thay đổi ở mức 107,50.
Tin tức xuất hiện vào cuối ngày thứ Tư về một loại vắc-xin Covid-19 tiềm năng được phát triển bởi Pfizer (NYSE: PFE) và Biontech (NASDAQ: BNTX) đã cho kết quả tích cực trong các thử nghiệm trên người ở giai đoạn đầu.
Dữ liệu kinh tế đã cho thấy rằng sự phục hồi toàn cầu đang bắt đầu lấy được đà: Hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ đã hồi phục hơn dự kiến vào tháng 6, với chỉ số hoạt động sản xuất của Viện Quản lý cung ứng, được công bố hôm thứ Tư , đạt mức cao nhất trong 14 tháng. Các dữ liệu khảo sát tương tự từ Trung Quốc, Đức và Pháp cũng hồi phục.
Sự chú ý bây giờ sẽ chuyển sang báo cáo việc làm chính thức của Hoa Kỳ, công bố vào lúc 8:30 AM ET (1230 GMT) - sớm hơn một ngày do Hoa Kỳ nghỉ lễ vào ngày thứ Sáu. Dữ liệu được dự kiến sẽ cho thấy mức tăng thêm 3 triệu trong bảng lương phi nông nghiệp vào tháng Sáu.
Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi liệu nền kinh tế Mỹ có thể duy trì sự phục hồi khi số ca nhiễm coronavirus gia tăng ở nhiều tiểu bang - Arizona, California, North Carolina, Tennessee và Texas đều báo cáo số ca mắc mới cao kỷ lục vào thứ Tư - dẫn đến khả năng trì hoãn kế hoạch mở lại nền kinh tế của các bang này.
“Chúng tôi lo lắng hơn về con số của tháng 7 [bảng lương phi nông nghiệp] sẽ được công bố vào đầu tháng 8, điều này có thể làm thị trường thất vọng đáng kể”, chuyên gia phân tích tại ING cho biết. “Nếu các biện pháp ngăn chặn được áp đặt lại tại nhiều quốc gia khiến các doanh nghiệp không thể hoạt động thì nó sẽ chỉ làm tăng thêm các vấn đề trong thị trường việc làm”.
Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard, đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về những tác động tài chính nếu sự bùng phát của coronavirus không được ngăn chặn.
"Nếu không có sự quản lý rủi ro chi tiết hơn từ phía chính sách y tế, chúng ta có thể có một làn sóng phá sản đáng kể và (điều đó) có thể gây ra khủng hoảng tài chính", Bullard nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times hôm thứ Tư.
Tohru Sasaki, người đứng đầu mảng nghiên cứu thị trường Nhật Bản tại J.P. Morgan, cho biết: "Nếu chúng ta thấy sự tăng đột biến về số các trường hợp nhiễm coronavirus, tôi sẽ kỳ vọng cả đồng Đô la và đồng Yên sẽ tăng giá so với các loại tiền tệ khác".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận