24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mai Lan
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

'Động đến gói 62 nghìn tỷ đồng là nỗi nhục suốt đời của cán bộ'

"Gói này hỗ trợ này rất quan trọng, chúng tôi mong muốn các cán bộ khi thực hiện đừng để như chuyện dê, gà đi lạc đường, đừng để ai vi phạm bị xử lý..”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Chiều 27/1, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để hướng dẫn triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng.

Tại hội nghị, nhiều địa phương cho biết, đã bắt đầu hỗ trợ cho các đối tượng trong nhóm an sinh xã hội. Dự kiến trước 31/4, sẽ triển khai xong các nhóm đối tượng như người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.

Ông Ngô Văn Qúy, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, hiện đơn vị này đã rà soát được hơn 1,48 triệu người thuộc diện được hưởng trợ cấp từ gói an sinh xã hội, với số tiền dự kiến hỗ trợ gần 3.534 tỷ đồng. Ngay sau khi Chính phủ ban hành quyết định 15, TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH và Sở Tài chính tiến hành việc hỗ trợ. Hà Nội phấn đấu sẽ hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gồm người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo trước 30/4.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, đến nay, TP HCM đã chi hỗ trợ cho đối tượng mất việc, ngừng việc không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và nhóm giáo viên mầm non, mẫu giáo ngoài công lập công lập bị ảnh hưởng bởi COVID-19 với 102.000 người, tổng kinh phí là 306 tỉ đồng, người bán vé số lưu động với tổng hơn 18.700 người.

Theo đó, ông Tấn cho biết TP.HCM quyết tâm đến ngày 30/4 sẽ chi hỗ trợ đến tận tay người dân với khoảng 570.000 người, tổng kinh phí là 1.300 tỉ đồng.

'Động đến gói 62 nghìn tỷ đồng là nỗi nhục suốt đời của cán bộ'
Người dân tại một số địa phương đã bắt đầu nhận được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, đến nay, về cơ sở pháp lý, các địa phương đã đủ căn cứ để triển khai. Ngay sau hội nghị, các Bộ, ngành sẽ tiếp tục có văn bản, thông tư hướng dẫn cụ thể thêm.

Ông Dung lưu ý, các địa phương bám sát nguyên tắc giảm sâu thu nhập thu nhập, không đảm bảo mức sống tối thiểu để xác định các nhóm đối tượng. Một số địa phương có quy định mức chuẩn nghèo cao hơn cả nước sẽ cho phép áp dụng theo mức chuẩn của địa phương đó. Việc hỗ trợ cần đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề nghị, các địa phương triển cần khai nhanh, khẩn trương gói hỗ trợ, không để trễ chính sách chính sách. Bởi, đến hôm nay dân mong chờ lắm rồi. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim.

Ông Dung cho biết, thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của gói hỗ trợ ở địa phương thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. Vì vậy, việc các địa phương đề xuất, cho phép cấp quận, huyện quyết định để đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ là do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, chịu trách nhiệm trước Chính phủ vẫn sẽ là người đứng dầu các tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các đơn vị thực hiện việc hỗ trợ bằng dịch vụ công trực tuyến, với tinh thần chuyển tiền hỗ trợ qua ngân hàng. Ông Dung cho biết, hiện một số ngân hàng đã xin đăng kí mở tài khoản và chuyển tiền miễn phí cho NLĐ, việc thực hiện chủ yếu sẽ quay bưu điện, bảo hiểm xã hội và một số ngân hàng.

Về triển khai cho các nhóm đối tượng, Bộ trưởng Dung đề nghị, trước 30/4, các tỉnh, thành triển khai xong 4 nhóm đối tượng gồm hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo trợ xã hội. Ngoài ra, ưu tiên đối tượng lao động tự do vì đây là những người đang rất khó khăn, cần hỗ trợ gấp.

Ông Dung cũng đề nghị, các cấp, đoàn thể thuộc Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát ngay từ khi lên danh sách. Còn ở DN, là công đoàn.

Riêng về vấn đề kinh phí, quá trình triển khai, địa phương nào có khó khăn có thể đề xuất các Bộ, ngành cho ứng trước trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, ông Dung khẳng định, mức chi cho các đối tượng sẽ không được điều chỉnh.

“Điều cuối cùng, gói này hỗ trợ này rất quan trọng, chúng tôi mong muốn các cán bộ khi thực hiện đừng để dê gà đi lạc đường, đừng để ai vi phạm bị xử lý. Động đến đây không ổn đâu, nếu có đây là nỗi nhục suốt đời của cán bộ.”, ông Dung cho hay.

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho biết, từ thực tế nhiều chương trình an sinh xã hội cho thấy, nguyên nhân dẫn đến sai phạm thường do cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan, chưa nắm chắc hướng dẫn, quy định.

Do đó, để quá trình triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội được đảm bảo đúng đối tượng, khách quan, ông Mẫn cho rằng, phải giám sát chặt chẽ ngay từ khi bắt đầu xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách; danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ.

Ngoài ra, phải xác định rõ trách nhiệm từ việc ký các văn bản, phê duyệt danh sách, biên bản làm việc, báo cáo kết quả...trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả