“Động cơ 2 thì” của "ông lớn" ngành nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp với “động cơ 2 thì” là trồng trọt và chăn nuôi đang đưa ông lớn Masan hiện thực khát vọng trở thành “niềm tự hào Việt Nam”.
Cuối năm 2019, thị trường chứng kiến “cú bắt tay” đình đám và đầy bất ngờ của hai tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Masan và Vingroup, theo đó, sáp nhập VinCommerce, VinEco được khẳng định là bước đi hoàn thiện hệ sinh thái trong ngành nông nghiệp của Tập đoàn Masan.Sau sáp nhập, Masan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
Trên thực tế, không chỉ Masan, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào khu vực nông nghiệp từ con số hơn 3.000 doanh nghiệp đã tăng lên 11.800 doanh nghiệp chỉ trong vòng 3 năm vừa qua. Đặc biệt, hầu hết các tập đoàn lớn đã hướng đến khu vực nông nghiệp từ Vinamilk, TH True Milk, VinGroup, FLC… tạo thành hạt nhân trong chuỗi liên kết ứng dụng khoa học công nghệ để tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp hàng hóa.
Đáng chú ý, những doanh nghiệp này được rải khắp các vùng miền, kinh tế xã hội trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất trực tiếp, chế biến đến tổ chức thương mại. Nhờ vậy,tăng trưởng của ngành vẫn đạt trên 2%trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi, đây được xem là cố gắng lớn.
Cùng với đó, xuất khẩu nông sản vẫn đạt 41,3 tỉ USD, đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay trong bức tranh kinh tế toàn cầu biến động đặc biệt về thương mại nông sản.
Trở lại câu chuyện sáp nhập VinEco của Tập đoàn Masan, với động thái này, Masan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi lợn của mình.
Trên thực tế, hệ sinh thái của Masan đã qua 20 năm “thử lửa”, đến nay đã có 98% hộ gia đình Việt Nam hàng ngày đang sử dụng ít nhất một sản phẩm Masan, trước khi bổ sung vào hệ sinh thái của mình 14 trang trại, Masan được nhắc tới là đơn vị đầu tiên và duy nhất sở hữu tổ hợp nhà máy chế biến thịt mát công nghệ theo tiêu chuẩn châu Âu BRC, hiện thực hóa “giấc mơ thịt sạch”.
Với tổ hợp chế biến thịt lợn tại Hà Nam với số vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng năm trước, năm 2019 này Masan cũng tiếp tục rót vốn đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến thứ 2 tại tỉnh Long An với số vốn dự kiến 1.300 tỷ đồng, dự kiến hoạt động vào quý IV năm 2020.
Thậm chí, lãnh đạo Masan nhiều lần tuyên bố muốn đưa MEATDeli trở thành “Vinamilk trong lĩnh vực thịt” và kỳ vọng đến năm 2022, MeatDeli có thể chiếm 10% thị phần thịt heo tại Việt Nam, mục tiêu phục vụ 10 triệu người tiêu dùng trong vòng 2 – 3 năm tới với kỳ vọng doanh thu 1 tỷ USD. Có thể nói, với ngành sản xuất thịt lợn nhỏ lẻ và manh mún cùng một năm “sóng gió” vì dịch tả lợn châu Phi, những bước đi của Masan là triển vọng đáng mừng cho thị trường năm 2020.
Không dừng lại ở đó, Masan đang ngày càng hoàn thiện và nâng cấp hệ sinh thái của mình, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang khẳng định: “Masan có khát vọng lớn hơn, trở thành “Niềm tự hào Việt Nam” bằng cách đưa nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới”.
Để hiện thực khát vọng này, yêu cầu về đầu tư nền tảng nông nghiệp công nghệ cao - xu hướng tối ưu nhất mà các cường quốc nông nghiệp trên thế giới đang áp dụng được xem là tiên quyết. Tuy nhiên, Chủ tịch Masan cho biết, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang thực hiên theo Nghị định 57, tồn tại 2 điểm.
Cụ thể, nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư rất khó khăn và nhiều rủi ro, song các chính sách quy đinh tại Nghị định 57 chưa đủ mạnh, hấp dẫn bằng chính sách thu hút các loại hình khác đầu tư vào Khu CN, khu chế xuất.
Cùng với đó, không chỉ chính sách chưa đủ mạnh mà nguồn lực cũng chưa hề có. “Vì vậy chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi các chính sách của Nghị định 57 sao cho phù hợp, mạnh mẽ, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp đang tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời chính sách phải đi đôi với nguồn lực thực hiện”, ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp cho công tác xây dựng các chuỗi sản phẩm mà một mình doanh nghiệp không thể làm được.
Đặc biệt, Chủ tịch Masan kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thúc đẩy nhanh việc cho phép thành lập các Hiệp hội ngành nghề.
Theo Chủ tịch HĐQT Masan, mục tiêu của ngành nông nghiệp ngoài phục vụ cho 100 triệu người tiêu dùng trong nước, là hướng tới Xuất khẩu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận