Đơn giản hóa con đường phát triển sự nghiệp với 6 bước sau
Kỹ năng phát triển nghề nghiệp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng và vô cùng cần thiết. Nhưng dường như nó lại trở nên khá lạ lẫm với các bạn sinh viên. Khi nhắc đến kỹ năng mềm, các bạn sẽ liên tưởng đến các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm…Thực chất, kỹ năng phát triển nghề nghiệp lại hữu ích nhất. Bởi nó được đúc kết từ những kinh nghiệm của bạn, nó bao gồm các kỹ năng mềm bạn đang nghĩ tới như giao tiếp, thích nghi…
Bước 1: Đánh giá bản thân
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do vậy bạn cần phải biết bản thân mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Đây là bước cơ sở giúp bạn định hình con đường phát triển nghề nghiệp của bạn.
Để nhận biết được điều này, bạn cần tìm những “cố vấn bên cạnh”. Đó có thể là người thân, bạn bè, thầy cô… Hay đơn giản hơn dành cho bản thân một khoảng thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về chính mình. Ví dụ như điểm mạnh của bạn, điều gì khiến bạn tự hào, thứ bạn cần cải thiện. Chỉ khi đã xác định được những ưu khuyết điểm của bản thân, bạn mới có chiến thuật hợp lý để phát triển điểm mạnh và cải thiện yếu điểm. Từ đó, bạn sẽ có điều kiện chứng tỏ bản thân tốt nhất trước mặt sếp và hoàn thiện bản thân.
Bước 2: Nghiên cứu công việc
Sau khi xác định được bản thân, bạn cần tìm ra công việc phù hợp với sở thích và khả năng. Có rất nhiều cách để xác định điều này. Bạn có thể làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp trên mạng. Hay nếu bạn yêu thích ai đó và hâm mộ những gì họ làm. Bạn cũng có thể thử công việc đó. Bạn biết không, để tìm được công việc mình thuộc về không phải chuyện dễ dàng. Có thể bạn nhận ra ngay công việc đầu tiên. Có thể bạn đổi rất nhiều nơi mới thật sự tìm được điều yêu thích. Nhưng đừng lo! Hãy thử, thử nhiều nhất có thể. Chỉ thử bạn mới cảm nhận được thực sự những gì mình yêu thích.
Tuy nhiên, một điều bạn cần lưu ý. Có rất nhiều công việc với những lời chào đón hấp dẫn. Bạn cần tỉnh táo và nghiên cứu kỹ công việc nào phù hợp với bạn nhất để có thể thăng tiến. Và nhớ kiên định với mục tiêu mà mình đã chọn.
Bước 3: Đề ra mục tiêu công việc
Khi xác định được mục tiêu công việc, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… cho công việc bạn muốn làm. Từ đó, bạn sẽ dần hoàn thiện bản thân.
Để hiện thực hóa được những điều đó bạn cần một kế hoạch hoàn hảo. Mục tiêu đó bao gồm bạn làm ở đâu? bạn dành thời gian bao lâu cho nó? bạn có đặt kế hoạch thăng tiến không? Có rất nhiều mục tiêu. Tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh mà bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể, vừa sức và có khả năng đo lường được kết quả thực hiện.
Bước 4: Tìm kiếm đích đến
Đích đến ở đây chính là nơi bạn muốn ứng tuyển. Việc xác định vị trí ứng tuyển, công ty ứng tuyển đúng đắn và tìm hiểu kỹ càng về công việc, công ty sẽ giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn và thực hiện công việc tốt nhất sau khi được nhận vào làm.
Bước 5: Thiết lập mối quan hệ và thể hiện năng lực
Thiết lập mối quan hệ trong công ty giúp bạn có thêm đồng minh để dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc mới. Việc thể hiện năng lực góp phần đem đến cho bạn sự tin tưởng của đồng nghiệp và sếp.
Bước 6: Chinh phục thử thách kỹ năng phát triển nghề nghiệp
Nếu bạn hài lòng với những gì đạt được, bạn sẽ “dậm chân tại chỗ”. Bạn tiến lên bằng cách chinh phục thử thách. Sự mới lạ và khó khăn của các thử thách sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng thật tốt.
Để trở thành ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, bạn cần phải phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Những gợi ý trên đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi đang tìm kiếm công việc đấy. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận